18 bài Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du mới nhất
Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
Mở bài Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ bao gồm các cách mở bài khác nhau cho tác phẩm Truyện Kiều mà còn bao gồm các mẫu mở bài cho các đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều như Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh mua Kiều...Mời các bạn tham khảo.
1. Mở bài Truyện Kiều
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 1
Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều là tập đại thành của ông kết tinh những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đọc các đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,“Mã Giám Sinh mua Kiều”, ta thấy tác giả đã xót thương cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều nhưng đó cũng đồng thời là nỗi xót thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 2
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. "Truyện Kiều" của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của nền văn học cổ Việt Nam.
"Trải qua một cuộc Bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 3
Áng thơ tự sự — trữ tình này không chỉ là tiếng nói lên án những thế lực đen tối, tàn bạo trong xã hội phong kiến thối nát mà còn "thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của thi hào Nguyễn Du".
“Dẫu súng đạn nặng đường ra hỏa tuyến
Đi đường dài em giữ Truyện Kiều theo”
(Chế Lan Viên)
Trải qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Một trong những nguyên nhân làm cho Truyện Kiều có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc là vì nhiều nhân vật của Nguyễn Du đó trở thành bất tử, người đọc nhớ nhân vật hơn cả cốt truyện. Đó chính là do nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Đoạn trích……… sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó.
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 4
Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến, có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đó trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đúng như Tố Hữu đó ngợi ca:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mỗi ngày”
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 5
Khi nói đến tác giả của Truyện Kiều, không chỉ nhân dân lao động mà tất cả các nhà văn, nhà nghiên cứu đều thốt nhất tên gọi: “Đại thi hào dân tộc”. Với “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới muôn đời” (Mộng Liên Đường), Nguyễn Du nổi tiếng trước hết bởi cái tâm của một người luôn nghĩ đến nhân dân, luôn bênh vực cho những cuộc đời, những số phận éo le, oan trái, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Những câu thơ của Nguyễn Du sở dĩ có thể khắc sâu trong lòng đọc như vậy còn bởi trong Truyện Kiều ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong việc miêu tả nhân vật. Đoạn trích….
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 6
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn trích …..
Mở bài Truyện Kiều - Mẫu 7
Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau xót trân trọng và tập trung viết về họ đó là người phụ nữ. Trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phải kể đến truyện Kiều của Nguyễn Du ở cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Nhân vật Thuý Kiều là điển hình cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức hạnh thanh cao nhưng lại bị cuộc đời vùi dập, xô đẩy vào những đau thương bất hạnh. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua các đoạn trích: “Chị em Thuý Kiều”, “Mã giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
2. Mở bài Cảnh ngày xuân
Mở bài Cảnh ngày xuân mẫu 1
Nguyễn Du không chỉ là nhà văn thiên tài miêu tả chân dung con người mà ông còn vô cùng xuất sắc khi sử dụng nghệ thuật viết về thiên nhiên. Mỗi bức tranh thiên nhiên được Nguyễn Du miêu tả đều trở nên đẹp và có hồn, dường như còn truyền tải được cảm xúc của nhân vật. Khung cảnh ngày xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân như một bức tranh thiên nhiên, không chỉ đa sắc, hài hòa mà còn thể hiện những cung bậc tình cảm khác nhau của hai chị em Thúy Kiều.
Mở bài Cảnh ngày xuân mẫu 2
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều – tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả.
3. Mở bài Chị em Thuý Kiều
Mở bài Chị em Thuý Kiều - Mẫu 1
“Một nước không thể không có quốc hoa, “Truyện Kiều” là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc túy, “Truyện Kiều” là quốc túy của ta; một nước không thể không có quốc hồn, “Truyện Kiều” là quốc hồn của ta” - đó là lời nhận xét của nhà văn hóa Phạm Quỳnh về giá trị của “Truyện Kiều”. Để trở thành “quốc hoa”, “quốc túy” và “quốc hồn” thì 3254 câu lục bát của Nguyễn Du phải thực sự trở thành tiếng nói đồng điệu với tâm hồn phong phú của người dân đất Việt. Điều này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Mở bài Chị em Thuý Kiều - Mẫu 2
Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ. Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn chan chứa yêu thương biết nhường nào! Đầu lòng hai ả tố nga.
4. Mở bài Mã Giám Sinh mua Kiều
Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.
5. Mở bài Kiều ở lầu ngưng bích
Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mẫu 1
Kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm tiêu biểu, hay và nổi tiếng, giàu giá trị nghệ thuật. Bên cạnh những tác phẩm đó là sự thành công vang dội của bao nhà văn, nhà thơ. Một trong những tác giả lớn, có sức ảnh hưởng mọi thời đại đối với nền văn học mà chúng ta ai cũng biết đó chính là Đại thi hào Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều đình đám là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam ta. Tác phẩm được trích thành nhiều đoạn hay và đưa vào chương trình sách giáo khoa giảng dạy nhằm giúp các em học sinh tiếp cận được với tác phẩm này. Một trong những đoạn trích tiêu biểu ở sách giáo khoa mà chúng ta phải kể đến chính là Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mẫu 2
Việc học của người học sinh là sự quan tâm của toàn giáo dục. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, sách vở giảng dạy được cải tiến liên tục nhằm giáo dục các em học sinh được tốt nhất. Có rất nhiều tác phẩm văn học mới được đưa vào giảng dạy bên cạnh các tác phẩm cũ. Tuy nhiên, một trong những tác phẩm vẫn giữ được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong chương trình học chính là kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Nổi bật trong đó chính là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mẫu 3
Nguyễn Du được biết đến là bậc Đại thi hào của nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn học nước nhà. Ông đã để lại cho đời một kiệt tác giàu giá trị và là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam ta - Truyện Kiều. Với những nét đặc sắc nghệ thuật cùng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc vô cùng dễ nhớ, dễ thuộc, bài thơ đã trở thành một biểu tượng của nền văn học nước nhà. Tiêu biểu trong tác phẩm, chúng ta phải kể đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích - Mẫu 4
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh “êm đềm trước rủ màn che”. Kiều đã trở thành món hàng trong màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ bức tranh tâm cảnh của kiều. Sống nơi lầu Ngưng Bích là kiểu sống trong sự cô đơn tuyệt đối:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”