Mở bài Bếp lửa Bằng Việt

Mở bài Bếp lửa được VnDoc tổng hợp từ các nguồn. Với 10 mẫu mở bài này sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng hoàn thiện bài văn của mình.

1. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 1

Chiến tranh bao giờ cũng là điều đau xót của nhân loại. Thế nhưng, những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo gây ra không thể nào giết chết tình cảm gia đình. Chính từ tình yêu gia đình đã hình thành nên tình yêu đối với Tổ quốc. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ phải sống xa bố mẹ vì bố mẹ tham gia kháng chiến, nhưng may mắn được lớn lên trong tình yêu thương của người bà. Chính vì vậy mà khi lớn lên và phải xa nhà, có bao nhiêu nỗi nhớ, tác giả dành cả cho bà của mình. Để rồi, bài thơ “Bếp lửa” đã ra đời từ nỗi nhớ ấy. Bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, với quê hương đất nước.

2. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 2

“Thơ hay cần có chân tâm thực ý”, nói đến thơ là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành, chút hồn thơ cũng bị chìm vào quên lãng. Chính vì thế mà văn chương giống như suối nguồn lai tạo sự sống cho tâm hồn mỗi người. Những trang văn thơ bồi đắp thêm cho ta những tình cảm ta sẵn có và làm giàu thêm những tình cảm ta chưa có. Với sự chân thành, tha thiết, giàu suy tư, “Bếp lửa” của Bằng Việt đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Phải chăng tình cảm gia đình thiêng liêng, hình ảnh người bà giản dị đã hòa dẫn vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng mà đầy cảm xúc.

3. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 3

Nhà thơ Bằng Việt (Nguyễn Việt Bằng) là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông bắt đầu làm thơ từ khi còn là sinh viên ngành Luật ở nước ngoài, tại đây ông cũng đã cho ra đời nhiều bài thơ trong đó có bài thơ “Bếp lửa” sáng tác năm 1963. Bài thơ là những dòng hồi tưởng về quá khứ, những suy ngẫm trăn trở đầy xúc động của người cháu về người bà, về tình bà cháu, hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà và ở đó hiện lên bao kỉ niệm thơ ấu, thể hiện tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với bà, cũng như tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

4. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 4

Trong cuộc đời này ai cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ ngây ngô, hồn nhiên và trong sáng, tuổi thơ ấy gắn liền với bao kỉ niệm vui buồn, chính những kỉ niệm tuổi thơ là hành trang không thể thiếu khi ta trưởng thành bước trên đường đời. Bằng Việt khi viết bài thơ “Bếp lửa” cũng đang là một cậu sinh viên, ở độ tuổi mới trưởng thành người cháu nhớ về những kỉ niệm ấu thơ bên bà, mỗi ngày cùng bà nhóm bếp lửa. Những năm tháng tuổi thơ sống bên bà đã cho Bằng Việt cảm nhận được tình yêu thương vô bờ, sự hy sinh cao cả của bà, hơn thế là tình cảm bà cháu thiêng liêng, sâu đậm

5. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 5

Bài thơ “Bếp lửa” - một trong những sáng tác đầu tay của nhà thơ Bằng Việt được ra đời khi tác giả đang là sinh viên tại nước ngoài, ở độ tuổi trưởng thành lại phải xa quê hương, Bằng Việt dường như không thể kìm nén được sự nhớ thương về người bà nơi quê nhà. Bài thơ được viết nên bằng những hồi tưởng về kỉ niệm thơ ấu của cháu bên bà, những dòng suy ngẫm về tình cảm của bà và tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng, hình ảnh bếp lửa trong bài thơ trở thành một điểm tựa khơi gợi những kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về tình bà cháu và gia đình, xa hơn đó là những suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

6. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 6

Bài thơ "Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ hay viết về tình cảm bà cháu nhưng lại được chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Có thể nói trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có bóng dáng của biết bao tâm hồn tuổi thơ như chúng ta, tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh người bà kính yêu, tần tảo, hy sinh, gắn với hình ảnh bếp lửa nồng đượm. Bài thơ không chỉ cho chúng ta cảm nhận được những cảm xúc chân thành của tác giả đối với người bà và ca ngợi tình cảm bà cháu thiêng liêng mà còn nhắc nhở về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc sống.

7. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 7

Trong cuộc sống của chúng ta không thể thiếu đi tình cảm gia đình, đó có thể là tình bà cháu, cha con, anh em ruột thịt, có trưởng thành và bước ra ngoài cuộc sống hay rời xa quê hương ta mới càng thấu rõ sự thiêng liêng, trân quý của tình cảm gia đình. Bằng Việt viết bài thơ “Bếp lửa” trong hoàn cảnh xa nhà, xa quê hương đã cho người đọc được cảm nhận những dòng hồi tưởng xúc động, những suy ngẫm đầy triết lí về người bà và tình cảm của hai bà cháu. Đọc thơ của Bằng Việt ta như được sống lại với những năm tháng tuổi thơ với biết bao kỉ niệm đáng nhớ, có người bà tần tảo sớm hôm, có bếp lửa bập bùng sớm tối.

Mở bài thơ Bếp lửa

8. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 8

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình... Bài thơ "Bếp lửa" là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập "Hương cây – Bếp lửa" cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

9. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 9

Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niềm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoèn mắt, cùng người bà tảo tần sớm hôm nuôi dạy cháu. Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ “Bếp lửa”.

10. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 10

Có những kỉ niệm hóa thành động lực, sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, giông bão trong cuộc đời. Bằng Việt cũng mang trong mình những kỉ niệm tuổi thơ mà mãi mãi ông không bao giờ quên, ấy là kỉ niệm về bếp lửa và người bà mà ông yêu quý nhất. Tất cả những tình cảm đẹp đẽ, chân thành ấy đã được ông tái hiện đầy đủ nhất trong bài thơ “Bếp lửa”.

11. Mở bài Bếp lửa - Mẫu 11

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết bài thơ “Bếp lửa” vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học đại học ở nước ngoài. Cảm xúc dào dạt, lời thơ đẹp, giọng thơ thiết tha bồi hồi, hình tượng thơ độc đáo. sáng tạo, đặc sắc, đó là ấn tượng của nhiều người khi đọc bài thơ “Bếp lửa” này.

----------------------------------------

Để đón đọc thêm những tài liệu học tập hữu ích khác, mời bạn đọc ghé thăm những địa chỉ như Ngữ văn lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9, Văn mẫu lớp 9. VnDoc rất hân hạnh được trở thành người đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn gặt hái được kết quả cao!

Đánh giá bài viết
4 6.830
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm