Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật được VnDoc sưu tầm và chia sẻ. Nôi dung ngắn gọn, đầy đủ ý và thu hút người đọc là nội dung chính chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn học sinh trong bài viết hôm nay, sau đây là tài liệu mời các bạn tham khảo

1. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

“Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh…”

Bốn câu thơ của Văn Cao đã phản ánh chính xác sức sống của những tác phẩm nghệ thuật. Trên thế gian này, tất cả vạn vật đều cúi đầu trước thời gian. Chỉ riêng những bài thơ, những câu hát, những tác phẩm nghệ thuật đích thực là nằm ngoài quy luật băng hoại không thừa nhận cái chết. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật là một tác phẩm nghệ thuật như thế. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

2. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Hơn hai nghìn năm trước, Trang Tử đã có một triết lý rất hay như thế này: “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều ra đi từ đó, nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy”. Thơ ca cũng như những nguồn nước đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Và hàng ngày, tiếng sóng thuỷ triều vẫn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với những trang thơ. Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ? Mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi khi người nghệ sĩ đến đó chở nắng gió cuộc đời tưới mát cho cây. Thơ ca phải gắn cho mình vào nguồn mạch cuộc sống, là tấm gương phản chiếu con người và cuộc sống. Phạm Tiến Duật - một thi sĩ của núi rừng Trường sơn huyền thoại, ông đã tái hiện lại hiện thực đau đớn của chiến tranh nhưng lại mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra khắp các nẻo đường chiến đấu. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là tác phẩm tiêu biểu nhất của hồn thơ ấy.

3. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

“Khi lên xe ta chưa quen nhau

Lúc xuống xe ta đã thành bè bạn

Ta tựa lưng vào bốn năm tấn đạn...”

(“Chim lạc bay” – Phạm Tiến Duật)

Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm đã qua nhưng những câu chuyện cảm động, đẹp đẽ một thời vẫn đong đầy, thắp lên tình đồng đội cả trong thời chiến lẫn thời bình. Nhắc đến Trường Sơn, ta lại nhớ đến con đường mòn Hồ Chí Minh và nhớ đến những vần thơ của Phạm Tiến Duật, đó chính là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ đã ghi lại những nét ngang tàng, dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trong binh đoàn vận tải quân sự, qua đó ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đánh Mỹ.

4. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

“Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh vệ quốc quân ơi

Sao mà yêu anh thế!”

Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương, mãi mãi là hình ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Ba tiếng "Bộ đội cụ Hồ" đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Là một nhà thơ phục vụ trong quân đội, phục vụ trong binh đòan lái xe vận tải, trên con đường máu lửa Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã cảm nhận sâu sắc cuộc sống người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử này qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

5. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

Như một bông hướng dương sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió, như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh vĩnh cửu của mùa đông, văn học sinh ra để làm cho thế giới thêm sắc màu, thêm âm điệu độc đáo phía sau những hiện thực tàn khốc. Nói như Lê Đạt: “Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng thiện với những vùng trời tốt đẹp hơn, nhân tính hơn”. Đến với những vần thơ của Phạm Tiến Duật - “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, ta sẽ bắt gặp hình ảnh những người lính có chung chí hướng bảo vệ Tổ quốc và những vần thơ bình dị nhưng kiệt tác, sẽ đẩy ta tới bến bờ bên kia của ánh sáng qua cuộc sống của người chiến sĩ lái xe trên con đường lịch sử dân tộc!

6. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 6

Suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, đã có vô vàn những câu chuyện, bài văn, bài thơ nói về cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt nhưng cũng rất đỗi hào hùng, anh dũng của quân dân ta nơi chiến trường, trong đó không thể không kể đến những bài thơ của Phạm Tiến Duật. Bản thân Phạm Tiến Duật đã từng là một người lính trẻ hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn, trong quá trình chiến đấu ông đã sáng tác văn thơ và những vần thơ trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của ông đã cho người đọc thấy được hình ảnh của một thế hệ trẻ yêu nước. Bài thơ đã khắc họa những sự thật trần trụi trong chiến tranh gian khổ, những chiếc xe không kính, những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vừa hiên ngang, lạc quan và dũng cảm.

7. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 7

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ của tác giả Phạm Tiến Duật được sáng tác trong giai đoạn tác giả đang tham gia kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong binh đoàn vận tải Trường Sơn, có thể nói đây là một bài thơ hay và đặc sắc về chủ đề người lính thời kháng chiến chống Mỹ. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của những chiếc xe không kính độc đáo và mới lạ mang trong mình những sự thật tàn khốc của bom đạn, bên cạnh đó là hình ảnh của những người lính lái xe, đại diện cho một thế hệ trẻ dũng cảm, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì hòa bình, thống nhất đất nước.

Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

8. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 8

Một trong những bài thơ tiêu biểu về chủ đề người lính trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ chính là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, bài thơ khắc họa vẻ đẹp của hình ảnh những người lính lái xe trên con đường Trường Sơn những năm tháng chống Mỹ. Trên con đường huyết mạch nối hậu phương với tiền tuyến những người lính trai trẻ vẫn hiên ngang hùng dũng trước mưa bom bão đạn, hàng ngày lái những chiếc xe không kính băng băng trên đường. Bài thơ dường như đã trở thành lời kêu gọi, hồi cổ vũ và sự quyết tâm chiến đấu và chiến thắng cho toàn thể quân và dân ta đặc biệt là thế hệ trẻ.

9. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 9

Vẻ đẹp hình tượng người lính từ lâu đã đi vào trong văn học nghệ thuật và trở thành một chủ đề quen thuộc trong mỗi thời kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nổi lên những vần thơ hào hùng ca ngợi những người lính trẻ chiến đấu nơi chiến trường miền Nam ác liệt, là những cô gái thanh niêm xung phong, những chàng trai lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Một trong những bài thơ hay viết về hình tượng người lính trong những tháng ngày kháng chiến chống Mĩ gian khổ, hào hùng đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Lấy cảm hứng từ những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật đã khắc họa bức tranh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ và thiếu thốn, ca ngợi vẻ đẹp những người lính hiên ngang, bất khuất, tình đồng chí đồng đội và tình yêu tổ quốc thiết tha.

10. Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 10

Phạm Tiến Duật - một trong những gương mặt tiêu biểu cho nhà thơ thế hệ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sau khi tốt nghiệp đại học ông đã xung phong gia nhập vào binh đoàn vận tải hoạt động trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn. Vừa chiến đấu vừa sáng tác thơ, thơ của Phạm Tiến Duật đã mang tất cả những gì là hiện thực của cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường, tiêu biểu như “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, đó là hiện thực về sự thiếu thốn, khó khăn, gian khổ, hiện thực trần trụi lại được tô đẹp bởi hình ảnh người lính xung phong đầy nhiệt huyết, quyết tâm, tinh thần lạc quan yêu đời và hừng hực ý chí chiến đấu.

.......................................................................

Ngoài bài viết trên, kho tài liệu của VnDoc vẫn còn rất nhiều tài liệu phong phú, bổ ích luôn sẵn sàng cho bạn đọc ghé thăm tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. VnDoc luôn là trợ thủ đắc lực cho các bạn học sinh trong quá trình học tập! Chúc các bạn đạt được kết quả cao!

Đánh giá bài viết
2 2.872
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm