Kết bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Kết bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 1
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 2
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 3
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 4
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 5
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 6
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 7
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 8
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 9
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 10
- Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 11
Kết bài là một trong ba phần của bố cục một bài làm văn (Mở bài, Thân bài, Kết bài). Phần kết bài có nhiệm vụ tổng hợp, khái quát, đánh giá lại vấn đề hoặc đưa ra những bàn luận mở rộng, những cái nhìn nâng cao. Sau đây là tổng hợp kết bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của tác giả Phạm Đình Hổ mời các bạn cùng tham khảo
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 1
- Khái quát lại những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công nội dung của đoạn trích: Cách ghi chép hết sức tỉ mỉ, chân thực, ngòi bút Phạm Đình Hổ là một ngòi bút trầm tĩnh mà sâu sắc,...
- Tác phẩm không chỉ mang giá trị văn chương mà còn mang giá trị lịch sử đáng ghi nhận
- Mở rộng trình bày suy nghĩ bản thân về những nội dung phản ánh trong đoạn trích
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 2
Tóm lại, "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một tác phẩm độc đáo, có giá trị đặc biệt quan trọng. Các sự việc được tác giả đưa ra cụ thể, chân thực (có thời gian, địa điểm rõ ràng), miêu tả tỉ mỉ, chi tiết và có kèm theo những lời bình, cảm xúc, thái độ phê phán. Tất cả đều có giá trị phản ánh khách quan bản chất hiện thực xã hội đương thời. Vì thế, chuyện không chỉ có giá trị văn học mà còn là tư liệu lịch sử qúy giá.
Đồng thời, qua tác phẩm, người đọc cũng thấy được công lao đóng góp của Phạm Đình Hổ đối với thể loại tùy bút, bước đầu chỉ ra những đặc điểm của thể loại này: ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 3
Tác phẩm không chỉ hấp dẫn ở nội dung đặc sắc mà còn gây hứng thú cho bạn đọc ở ngòi bút tài hoa. Phạm Đình Hổ đã ghi chép một cách chân thực những gì mình đã chứng kiến. Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, trôi chảy, không bị gò bó bởi cốt truyện. Kết hợp hài hòa giữa kể và tả vạch trần bộ mặt xấu xa, độc ác, bất nhân của chúa Trịnh và bè lũ tay sai.
Với thể tùy bút linh hoạt, phóng khoáng Phạm Đình Hổ đã ghi lại một cách chân thực, sinh động khung cảnh sinh hoạt sa đọa, lối sống xa hoa, vô độ trong phủ chúa và sự lộng hành, nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới quyền. Đằng sau bức tranh đó còn cho thấy đời sống khổ cực, bị đè nén, áp bức của nhân dân.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 4
Với lối ghi chép rất chân thực của mình, "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" của Phạm Đình Hổ đã phơi bày cuộc sống xa hoa với những thú chơi rất giả dối, lố lăng cùng thói nhũng nhiễu dân chúng của vua chúa và quan lại dưới thời vua Lê chúa Trịnh. Không chỉ vậy, ông còn ngầm gửi vào đó sự phê phán về xã hội đương thời thối nát và đứng về phía những người dân bị áp bức. Đoạn trích vừa giàu tính hiện thực, sinh động với những sự việc người thật việc thật, vừa giàu giá trị nghệ thuật.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 5
Nói tóm lại, bằng thể văn tuỳ bút ghi chép tuỳ hứng những sự việc một cách cụ thể, chân thực, sinh động, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh giúp chúng ta hiểu về đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê, chúa Trịnh suy tàn nửa cuối thế kỉ XVIII. Đó là một xã hội đầy rẫy những dấu hiệu không lành, những điềm gở đáng chê trách và đáng xoá bỏ. Lịch sử đã xoá bỏ cái xã hội ấy.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 6
Bằng thể loại tuỳ bút ghi chép lại những sự kiện mắt thấy tai nghe, tác giả Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đã phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ của vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê chúa Trịnh suy tàn. Đồng thời qua tác phẩm này, người đọc phần nào nắm được đặc trưng của thể văn tuỳ bút đời xưa và giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của những dòng ghi chép đầy tính hiện thực của Phạm Đình Hổ.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 7
Vạch tội chính quyền phủ chúa, tác giả dùng một giọng văn rất khách quan, hầu như chỉ kể và tả, không có yếu tố biểu cảm. Tuy vậy, những điều được kể, tả đều là những chi tiết được chọn lọc kĩ lưỡng, có tác dụng phơi bày sự mục ruỗng của tập đoàn phong kiến này. Bởi vậy, toàn bộ đoạn trích toát lên cảm hứng phê phán, lên án sâu sắc.
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh với những giá trị hiện thực chân thực, sống động vừa là một văn bản có giá trị văn chương vừa là những ghi chép có giá trị lịch sử quan trọng.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 8
Chi tiết miêu tả tỉ mỉ, chân thực, sinh động, lời bình ngắn gọn, cảm xúc được ẩn sâu kín trong câu chữ, tác phẩm ghi chép những chuyện người thật việc thật này có lẽ không chỉ dừng lại ở ý nghĩa lịch sử, mà còn có giá trị văn học cao. Bởi thế chăng, mà sau này, ở thế kỉ XX, ta bắt gặp những tài năng về phóng sự, tùy bút có lẽ đã được mạch ngầm này nuôi dưỡng, đó là những Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng…
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 9
Vũ trung tùy bút là tập kí họa về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh hủy diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và phù hoa làm hủy hoại nhân tính con người đến mức nào!
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 10
Tác giả còn nói về hoàn cảnh trớ trêu, hài hước của chính mình, nhà tác giả có cây lê đẹp và thơm, cây lựu trắng đỏ đẹp mắt cũng bị những người cung nhân sai chặt đi “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê….hai cây lựu trắng đỏ…bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ đó”.
Kết bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 11
Trang tùy bút ‘Chuyện cũ trong phù Chúa Trịnh’ của Phạm Đình Hổ có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống xa hoà ăn chơi của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ Chúa.
Ngòi bút của Phạm Đình Hổ rất trầm tĩnh và sâu sắc. Mọi cảm xúc, ý nghĩ của ông về nhân tình thế sự được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà, nhã thú.
Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Kết bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 9 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Soạn bài lớp 9: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Phân tích đoạn trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ. ....các bạn cùng tham khảo.
.......................................................................
Ngoài Kết bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt