Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của tác giả Phạm Đình Hổ được VnDoc tổng hợp gồm những mở bài mẫu có cách tiếp cận tác phẩm ở những góc độ khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên nội dung phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực, phơi bày thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam dưới thời vua Lê – chúa Trịnh lúc bấy giờ. Mời các bạn cùng tham khảo các cách mở bài dưới đây

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 1

- Giới thiệu những nét cơ bản nhất về tác giả Phạm Đình Hổ và tác phẩm Vũ trung tùy bút: Một tác giả mang cốt cách thanh cao của kẻ sĩ Bắc Hà lo cho dân, cho nước. Vũ trung tùy bút là tác phẩm đặc sắc tiêu biểu của ông với bút pháp nghệ thuật tinh tế

- Vài nét về đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”: phản ánh đời sống sa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê- Trịnh, đưa đến một góc nhìn chân thực về sự đen tối của xã hội Việt Nam thời bấy giờ

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 2

Cùng với "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm tác giả Ngô Gia văn phái và "Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác, "Vũ Trung tùy bút" của Phạm Đình Hổ là thiên kí tiêu biểu xuất sắc trong mảng văn xuôi giàu giá trị hiện thực của nền văn học trung đại Việt Nam, ở thế kỉ XVIII. Dưới con mắt tinh anh của người viết sử, Phạm Đình Hổ đã ghi chép thật chi tiết, khách quan, chân thực về đời sống xã hội thời kì bấy giờ trên rất nhiều phương diện: nghi lễ, phong tục, tập quán... Trong đó, tiêu biểu có đoạn trích "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh", tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe về đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Qua đó, phản ánh một xã hội thối nát, gián tiếp thể hiện thái độ lên án vua chúa quan lại Lê – Trịnh và bộc lộ niềm thương cảm với cuộc sống của nhân dân thời kì bấy giờ.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 3

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích từ Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm đã ghi lại một cách chân thực bức tranh trong phủ chúa Trịnh Sâm với thói ăn chơi xa xỉ, vô độ; sự hống hách ngang ngược của bọn quan lại, đồng thời cho thấy cuộc sống khốn khổ của nhân dân.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 4

"Vũ Trung tùy bút" là tác phẩm gồm tám mươi tám mẩu chuyện nhỏ, được ghi chép tùy hứng, tản mạn bàn về lễ nghi phong tục, ... hay về những việc xảy ra ở xã hội những năm đầu thời Nguyễn của tác giả Phạm Đình Hổ. Trong đó, "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là đoạn trích được trích ra từ tập sách chữ Hán này. Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng đã ghi chép thật chân thực, cụ thể, sinh động những thú vui xa hoa, hưởng thụ của vua chúa, cùng với đó là sự nhũng nhiễu của bọn quan lại dưới thời Lê - Trịnh. Đồng thời, thông qua đó, ông muốn lên án, tố cáo một xã hội thối nát từ tận cùng, khiến cho dân chúng không thể yên ổn.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 5

Trong các áng văn xuôi thời kì trung đại ở nước ta, bên cạnh Truyền kì mạn lục - một "Thiên cổ kì bút" - người đời thường nhắc tới Vũ trung tùy bút (Theo ngọn bút viết trong khi mưa) của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm ra đời vào đầu thế kỉ XIX. Khác với Truyền kì mạn lục, tập sách "viết trong mưa" ấy thuộc thể loại tùy bút. Dùng văn tuỳ bút, danh nho Phạm Đình Hổ đã tùy theo hứng thú và suy nghĩ của riêng mình, ghi chép lại những sự việc, những câu chuyện cụ thể chân thực, những điều tai nghe, mắt thấy trong cuộc sống.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 6

Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), tên thường gọi là Chiêu Hổ, sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng ở làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Cha đậu cử nhân và ra làm quan dưới triều Lê. Từ thuở nhỏ, Chiêu Hổ đã ôm mộng văn chương. Sau này, ông vào học trường Quốc Tử Giám và thi đậu sinh đồ, nhưng vì thời thế không yên nên đành lánh về quê dạy học.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 7

Hiện thực suy tàn của các tập đoàn phong kiến trong xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII là mảnh đất, màu mỡ cho văn chương mang cảm hứng phê phán phát triển. Một trong số những tác phẩm ấy là Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ. Qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh người đọc có thể thấy được giá trị hiện thực của văn bản qua việc miêu tả thói ăn chơi vô độ của chúa quan phủ chúa và sự lộng hành của lũ hoạn quan.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 8

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839, sinh trưởng trong một gia đình dòng dõi khoa bảng ở tinh Hải Dương. Thời đại ông sống là thời thời kì xã hội phong kiến đang trên đà mục ruỗng, thối nát. Vì vậy, qua các tác phẩm của mình, ông thường kí thác tâm sự của nho sĩ sinh bất phùng thời. Trong số các tác phẩm đặc sắc, không thể không nhắc đến “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” trích “Vũ trung tùy bút”. Tùy bút này ghi lại cảnh sống xa hoa, vô độ của Chúa Trịnh và bọn quan lại, đồng thời tác phẩm cũng phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 9

Tác phẩm Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tùy bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo, đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 10

Phạm Đình Hổ là người người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương (nay là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Ông là một con người có tài, từng làm quan dưới thời vua Minh Mạng. Phạm Đình Hổ đã có rất nhiều những công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lí…Trong số những tác phẩm của ông, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó chính là “Vũ Trung tùy bút”, trong đó có đoạn trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.

Mở bài văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh mẫu 11

Nhắc tới Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), người đờ nhớ tới tác phẩm ‘Vũ trung tùy bút’ của ông. Một bút pháp nghệ thuật tinh tế, tài hoà, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối then Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 9 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn Văn 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Soạn bài lớp 9: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Phân tích đoạn trích Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ. ....các bạn cùng tham khảo.

.......................................................................

Ngoài Mở bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm