Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du
Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du Văn 9
- Kết bài Truyện Kiều của Nguyễn Du mẫu 1
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 2
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 3
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 4
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 5
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 6
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 7
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 8
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 9
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 10
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 11
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 12
- Kết bài Truyện Kiều mẫu 13
Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Một bài văn không thể coi là hoàn chỉnh nếu như thiếu đi phần kết bài, các bạn cùng tham khảo phần hướng dẫn chi tiết cách viết Kết bài đoạn trích Chị em Thúy Kiều để trau dồi, nâng cao hơn nữa kĩ năng viết kết bài bài văn này nói riêng cũng như cách viết kết bài các bài văn nói chung.
Tham khảo: Mở bài Truyện Kiều Nguyễn Du
Kết bài Truyện Kiều của Nguyễn Du mẫu 1
Tóm lại, Truyện Kiểu của tác giả Nguyễn Du là tiếng lòng cảm thông cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tố cáo xã hội tàn bạo và thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của tác giả. Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, gần gũi như tiếng hát ru của mẹ:
“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thuơng như tiếng mẹ ru mỗi ngày …”
Kết bài Truyện Kiều mẫu 2
Với ngôn ngữ trần thuật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và lối viết giàu điển tích, điển cố Nguyễn Du đã tái hiện thành công những hình ảnh về một xã hội tàn nhẫn, bất công, chà đạp lên những người nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ. Từ đó ông đã lên án những thế lực xấu xa đồng thời thể hiện được sự khao khát của con người đối với tự do, hạnh phúc và công lý. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà văn hóa và nhân văn có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Việt Nam. Với sự thành công về nội dung và nghệ thuật, “Truyện Kiều” đã trở thành tác phẩm kiểu mẫu của nền văn học thơ ca Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ mãi sống mãi trong lòng người đọc và sẽ luôn đồng hành cùng văn học đất nước.
Kết bài Truyện Kiều mẫu 3
Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ, tiếng nói ngợi ca vẻ đẹp của con người và tiếng nói lên án tố cáo xã hội xấu xa tàn bạo, toàn lừa lọc xảo trá mà các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều là những điển hình cho tư tưởng nhân đạo của tác giả. Qua đó chúng ta cũng thấy được trái tim nhân đạo bao la của tác giả. Nguyễn Du và “Truyện Kiều” sẽ trường tồn mãi với thời gian.
Kết bài Truyện Kiều mẫu 4
Nguyễn Du và "Truyện Kiều" sống mãi trong tâm hồn dân tộc, như tiếng hát lời ru của mẹ. Cảm hứng nhân đạo của nhà thơ là tiếng thương muôn đời:
"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày…"
Kết bài Truyện Kiều mẫu 5
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả, đó cũng chính là tinh thần nhân đạo của tác phẩm, ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là một chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm yêu thương, tình người, lòng tự tôn.
Kết bài Truyện Kiều mẫu 6
Cùng với những giá trị nghệ thuật, giá trị nhân đạo là một trong những phương diện làm nên thành công của Truyện Kiều. Nhưng hơn hết, giá trị nhân đạo đó là bằng chứng về một tấm lòng, một nhân cách cao cả của thời đại, của dân tộc.
Kết bài Truyện Kiều mẫu 7
Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm những tư tưởng nhân đạo của mình. Đồng thời, nàng cũng là nhân vật thể hiện giá trị nhân đạo của toàn bộ thiên kiệt tác. "Truyện Kiều" đã đánh thức trái tim của mỗi chúng ta, khiến chúng ta rơi lệ bởi sự thương xót cho nhân vật Thúy Kiều. "Truyện Kiều" là di sản vĩ đại, là linh hồn của dân tộc Việt Nam. "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh).
Kết bài Truyện Kiều mẫu 8
Dưới ngòi bút có thần của mình Nguyễn Du đã nhào nặn ra một con người toàn diện, hội tụ toàn những nét đẹp của người phụ nữ theo quan niệm của người Phong Kiến xưa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều đã góp phần làm nên giá trị cho toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều
Kết bài Truyện Kiều mẫu 9
Thúy Kiều được xem là ngôi sao sáng, là linh hồn của cả tác phẩm nói chung và đoạn trích ….nới riêng. Bằng tài năng, sự sáng tạo của mình, Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh nàng Kiều hội tụ đầy đủ vẻ đẹp. Qua đó, ta thấy được tài năng của “bậc thầy về tả người’’
Kết bài Truyện Kiều mẫu 10
Truyện kiều có khả năng mê hoặc lòng người bởi vẻ đẹp của nàng Kiều đã được Nguyễn Du trao chuốt một cách kĩ càng. Thúy kiều đã góp phần làm nên giá trị cho tác phẩm nói chung và đoạn trích nới riêng. Qua đó bộc lộ tài năng của ông
Kết bài Truyện Kiều mẫu 11
Với ngòi bút tài tình và tâm hồn nghệ sĩ giàu sức rung động trước tạo vật, Nguyễn Du đã để lại cho đời sau những bức tranh tuyệt diệu của thiên nhiên và mãi mãi cho đến muôn đời thiên nhiên trong truyện sẽ sống mãi trong tiềm thức của mỗi chúng ta, mang cái hồn của tâm trạng, của lòng người và phải có một tình yêu thiên nhiên đến tha thiết đắm say thì thi sĩ Nguyễn Du mới đạt được những thành công như vậy. Thiên nhiên như ẩn chứa cả tâm hồn tư tưởng cả sức sống diệu kỳ của thi sĩ Nguyễn Du
Kết bài Truyện Kiều mẫu 12
Nguyễn Du thật xứng đáng là “bậc thầy về ngôn ngữ tả cảnh”. Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên của ông đã đạt đến mức độ điêu luyện, làm nên một tác phẩm có giá trị được nhiều bạn trong và ngoài nước đón nhận.
Kết bài Truyện Kiều mẫu 13
Georges Boudared từng nhận xét: Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tiếng vang sâu đậm trong dân chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi người đều biết không một ngoại lệ nào.
.......................................................................
Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du được VnDoc sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, hoàn thành tốt bài tập mà giáo viên giao cho. Mời các bạn cùng tham khảo.
Ngoài Kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du, các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 được cập liên tục trên VnDoc. Chúc các bạn học tốt.