Kết bài Làng Kim Lân
Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân
- 1. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 1
- 2. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 2
- 3. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 3
- 4. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 4
- 5. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 5
- 6. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 6
- 7. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 7
- 8. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 8
- 9. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 9
Muốn viết được bài văn hay thì kết bài rất quan trọng. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Làm sao để có thể viết được kết bài tạo ấn tượng với người đọc? Mời các bạn cùng tham khảo Kết bài văn bản Làng của tác giả Kim Lân với những bài mẫu dưới đây
1. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 1
Văn hào I-li-a E-ren-bua có nói : “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở thành lòng yêu tổ quốc. Lòng yêu làng của ông chính là cội nguồn của lòng yêu nước”. Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm thực sự là kết tinh từ tấm lòng và tài năng của cây bút “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.
2. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 2
“Làng” là truyện ngắn đặc sắc viết về tình cảm lớn lao, bao trùm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp, đó là tình yêu làng yêu quê hương đất nước. Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp theo một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ.
3. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 3
Tình cảm yêu làng là một tình cảm tự nhiên, nhưng trong truyện ngắn “Làng” thì tình cảm đó dường như đã trở thành một chuẩn mực đạo đức. Từ khía cạnh này mà xét thì truyện ngắn “Làng” của Kim Lân không chỉ là một tác phẩm văn học đơn thuần, mà còn có dáng dấp của một tuyên ngôn chính luận, rằng: Có thể chấp nhận mất tất cả, hi sinh tất cả. Nhà của ông Hai bị “đốt nhẫn”, nhưng không để mất nước, mất tự do!
4. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 4
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và trong truyện ngắn Làng, tác giả Kim Lân đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn tác phẩm bay lên qua hình tượng nhân vật ông Hai.
5. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 5
Thông qua câu chuyện về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, người đọc đã thấy được sự nặng lòng đối với người dân quê của Kim Lân. Dưới cây bút của ông, lần đầu tiên hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn đi vào trang sách đẹp lung linh đến vậy. Kim Lân thực sự là “nhà văn một lòng đi về với “đất” và “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của đời sống nông thôn”.
6. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 6
Thông qua tình yêu nước của ông Hai, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã khái quát được tình yêu nước, ý thức gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ của những người nông dân trong xã hội xưa. Qua tác phẩm ta không chỉ thấy được tài năng miêu tả tài tình của Kim Lân trong phác họa diễn biến tâm lí, xây dựng cao trào của câu chuyện mà còn thấy được vẻ đẹp đáng quý của người dân Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, tự hào trước truyền thống đấu tranh của dân tộc, một lòng tin tưởng, trung thành với cách mạng dẫu bị đặt vào những tình huống ngặt nghèo, thử thách nhất.
7. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 7
Ông Hai là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Làng, đây cũng là nhân vật đại diện cho hàng triệu con người Việt Nam yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xưa. Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống mang tính thử thách: Làng chợ Dầu theo giặc, qua hành động và quyết tâm của ông Hai, ta thấy được vẻ đẹp đáng trân trọng của những người nông dân ấy, tình yêu làng được đặt trong tình yêu đất nước, dẫu có yêu làng đến đâu nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù. Tình yêu nước, tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng của ông Hai cũng chính là cơ sở để nhà văn Kim Lân khẳng định sức mạnh của cách mạng Việt Nam được làm nên bởi tinh thần đoàn kết, niềm tin và sự trung thành của con người Việt Nam với Đảng, với Bác Hồ.
8. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 8
Qua truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã khắc họa đầy sống động, chân thực về hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình yêu làng của nhân vật ông Hai có sự hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, đặc biệt thông qua hình tượng ông Hai, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực nếp cảm, nếp nghĩ trong những người nông dân mộc mạc, chất phác xưa. Truyện ngắn giúp chúng ta có thêm những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh những người dân kháng chiến trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xưa.
9. Kết bài truyện ngắn Làng của Kim Lân - mẫu 9
Bằng sự am hiểu sâu sắc về đời sống tinh thần của những người nông dân cùng với tài năng nghệ thuật xuất sắc, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn Làng đã xây dựng thành công tình huống truyện mang tính thử thách, qua đó tình cảm của người nông dân với đất nước, với cách mạng được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết. Thông qua việc xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả Kim Lân đã miêu tả chân thực sự chuyển biến trong tình cảm của người nông dân, đồng thời truyện ngắn cũng giúp chúng ta hình dung được một thời kì cách mạng sôi nổi của quân dân ta, trong đó toàn thể dân tộc đều nhất trí, đồng lòng đoàn kết, đi theo sự dẫn dắt, lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ.
.......................................................................
Ngoài tài liệu trên, mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. VnDoc rất hạnh phúc khi được trở thành người đồng hành với các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt được những kết quả như ý!