Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Muốn viết được bài văn hay thì kết bài rất quan trọng. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Làm sao để có thể viết được kết bài tạo ấn tượng với người đọc? Mời các bạn cùng tham khảo Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật với những bài mẫu dưới đây

1. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 1

Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, Người lính Cụ Hồ lúc này xuất hiện không còn với vẻ đẹp chân chất, đôi khi còn lấm láp đất bùn, mà đã trở nên kỳ vĩ, thậm chí lộng lẫy, và càng tiến sâu vào trung tâm của lịch sử. Đây cũng chính là cuộc thử lửa vĩ đại với chất vàng ròng của tình yêu đất nước. Cùng một lúc, nhiều thế hệ người Việt Nam lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”:

Lớp cha trước lớp con sau

Đã thành đồng chí chung câu quân hành

(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)

2. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 2

Qua hình ảnh người chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kỳ. Dù là thời kỳ nào, anh bộ đội cụ Hồ đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan, yêu đời. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

3. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 3

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một bài thơ hay, đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Chẳng ngẫu nhiên mà nhà thơ đã đặt tên cho tác phẩm là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Chất thơ tỏa ra từ thực tế của cuộc chiến đấu, từ niềm vui của người chiến sĩ trong thời đại chống Mĩ. Chất thơ tóat ra từ sự giản dị, đơn sơ của ngôn từ, sự sáng tạo bất ngờ của các chi tiết, hình ảnh anh lính Cụ Hồ. Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với bạn đọc ngày hôm nay. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm nay. Chúng ta hãy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn:

“Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi

Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi

Mưa bom, bão đạn lòng thanh thản

Nhạt muối, vơi cơm miệng vẫn cười"

(Tố Hữu)

4. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 4

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ gợi lại bao kỷ niệm hào hùng của người chiến sĩ lái xe nơi Trường Sơn khói lửa. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Ta cũng thấy được chất tinh nghịch hồn nhiên của mỗi người lính trẻ. Chiến tranh đã qua đi nhưng lời thơ của Phạm Tiến Duật vẫn còn văng vẳng đâu đây cái chất vui tươi khỏe khoắn yêu đời của cả một thế hệ trẻ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

5. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 5

Thông qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật không chỉ đưa vào thơ văn cách mạng một hình tượng vô cùng mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong thơ ca trước đó - những chiếc xe không kính. Đặc biệt hơn, thông qua hình ảnh những chiếc xe có dáng vẻ lạ lùng, có phần tàn tạ, khác biệt đó nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa, đó là những con người đi giữa mưa bom bão đạn nhưng luôn lạc quan, yêu đời mà mang một tình yêu, lí tưởng đấu tranh bất diệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.

6. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 6

Viết về hình tượng người lính - một chủ đề vốn đã rất quen thuộc trong thơ ca cách mạng xưa, thế nhưng bằng những trải nghiệm của cuộc sống người lính, sự tinh tế trong cảm nhận và biểu đạt, nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho thơ ca một hình tượng người lính hoàn toàn mới mẻ- đó là những người lính lái xe yêu đời, lạc quan trong mọi hoàn cảnh, chủ động tiếp nhận những cái khắc nghiệt, thử thách của cuộc sống chiến đấu để hướng đến con đường giải phóng miền Nam, đúng như câu thơ kết thúc mà Phạm Tiến Duật đã viết “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

7. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 7

Hình tượng người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang những nét đẹp của thời đại, đó là vẻ đẹp về sức mạnh, lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước xưa. Qua bài thơ, người đọc không chỉ thấy được bức tranh chiến đấu gian khổ, nhiều thiếu thốn, hiểm nguy mà còn thấy được nét kiên cường, chủ động, lạc quan của những người lính trong cuộc chiến gian khổ, nhiều hi sinh ấy. Hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe đã trở thành biểu tượng sáng ngời, bất diệt trong thơ ca cách mạng xưa, gợi nhắc cho chúng ta về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

8. Kết bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Mẫu 8

Từ một nhan đề độc đáo, ấn tượng ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khéo léo đưa người đọc hòa mình vào không khí chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Trong không khí ấy, độc giả thấy được cái gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn về mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu, thế nhưng ấn tượng sâu sắc, sáng ngời nhất trong bài thơ không phải ở cái thiếu thốn về vật chất, hiểm nguy về tính mạng mà chính là vẻ đẹp kiên cường, lạc quan của người lính lái xe. Cùng với phương tiện là những chiếc xe không kính, người lính lái xe không chỉ mang theo quân lương, chi viện cho miền Nam mà còn chuyên chở tình yêu, lí tưởng và niềm tin của cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Như vậy có thể thấy bom đạn chiến tranh chỉ có thể làm cho những chiếc xe trở nên tàn tạ, có thể hủy diệt sự sống thể xác của con người mà không thể nào ngăn nổi tinh thần chiến đấu, niềm tin chiến thắng của con người Việt Nam.

------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu trên, mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. VnDoc rất hạnh phúc khi được trở thành người đồng hành với các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt được những kết quả như ý!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm