Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 9: Chuyện người con gái Nam Xương

Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 9: Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục). Tài liệu giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài Chuyện người con gái Nam Xương nói riêng và học tốt Văn lớp 9 nói chung. Mời các bạn tải về tham khảo.

Kiểm tra trắc nghiệm Chuyện người con gái Nam Xương

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?

A. Nguyễn Du

B. Nguyễn Dữ

C. Nguyễn Trãi

D. Nguyễn Khuyến

Câu 2: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyền kì mạn lục

B. Truyện Kiều

C. Chinh phụ ngâm khúc

D. Vũ trung tùy bút

Câu 3: Truyện truyền kì là gì?

A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết

B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo

C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc

D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên

Câu 4: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả là người như thế nào?

A. Tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

B. Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào với chồng thất hòa

C. Không ham của cải vật chất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

A. Do lời nói ngây thơ của bé Đản

B. Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi

C. Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

 Câu 6. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của câu văn

Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được

A. Nói lên sự trôi chảy của thời gian và nỗi nhớ của người vợ xa chồng

B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau

C. Cho thấy Trương Sinh đã phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi.

D. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương

7. Nhận đình nào nói đúng nhất đặc sắc nghệ thuật của câu văn

Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạn mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

A. Sử dụng các hình ảnh ước lệ

B. Sử dụng phép đối

C. Sử dụng phép liệt kê

D. Cả A, B, C đều đúng

8. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào?

A. Thế kỉ XIV

B. Thế kỉ XVII

C. Thế kỉ XVI

D. Thế kỉ XV

9. Câu văn nào nói lên cách xử sự của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?

A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.

B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.

C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

10. Nhận định nào nói đúng và đầy đủ tác dụng của chi tiết: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

A. Làm tăng tính hay nghi ngờ và ghen tuông của Trương Sinh.

B. Cả A, B, C đều đúng.

C. Thể hiện nhận thức ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ.

D. Làm cho cốt truyện trở nên gay cấn

11. Đoạn văn sau nói lên nội dung gì?

Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mở mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

A. Nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi thấy cuộc hôn nhân của mình không thể nào hàn gắn nổi.

B. Cả A, B, C đều đúng.

C. Vũ Nương phân trần để mong chồng hiểu được nỗi oan của mình.

D. Nỗi đau đớn của Vũ Nương khi không hiểu vì sao mà mình bị đối xử bất công.

12. “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay

B. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nơi

C. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến

D. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền

13. Bố cục của “Chuyện người con gái Nam Xương” được chia làm mấy phần?

A. Hai B. Năm C. Bốn D. Ba

14. Lời than sau đây của Vũ Nương nói lên điều gì ở con người nàng?

Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộn, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

A. Nàng là người mẹ hiền thục, người vợ đảm đang.

B. Nàng là người con gái đẹp nhưng phải chịu cuộc sống khổ cực

C. Nàng là người tiết sạch giá trong nhưng phải chịu nỗi oan khuất.

D. Nàng là người phụ nữ ủy mị, yếu đuối.

15. Những câu văn sau cho thấy Trương Sinh là con người thế nào?

Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói, chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả.

A. Là một người chồng độc đoán và thô bạo

B. Là một người chồng hay ghen

C. Là một người luôn coi thường người khác

D. Là một người cha hay bênh con

Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 9: Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

12345678
BACDDAAC
9101112131415
DBCDDCA

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 9: Chuyện người con gái Nam Xương, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
6 7.043
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 phút lớp 9

    Xem thêm