Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 3: Từ phổ - Đường sức từ
Đề kiểm tra 15 phút môn Lý lớp 9 bài 3: Từ phổ - Đường sức từ
Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 3: Từ phổ - Đường sức từ. Đề thi gồm có 10 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án nằm trong chương trình SGK môn Vật lý lớp 9, giúp các bạn học sinh hệ thống lại bài học Vật lý lớp 9 một cách hiệu quả. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học mới trên lớp
- Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử lớp 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á
- Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử lớp 9 bài 6: Các nước Châu Phi
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 1: Nam châm vĩnh cửu
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 2: Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường
1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ?
A. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau.
B. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức từ đó.
C. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam của nam châm đó.
D. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó.
2. Nhìn vào chiều của đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy phân biệt các cực và cho biết từ trường mạnh tại đâu?
A. Cực S tại A và từ trường mạnh tại hai đầu A, B.
B. Cực S tại A và từ trường chỉ mạnh tại A.
C. Cực S tại B và từ trường chỉ mạnh tại B.
D. Cực S tại B và từ trường mạnh tại hai đầu A, B.
3. Quan sát từ phổ của hai thanh nam châm ở hình vẽ. Hãy cho biết nam châm ở hình nào có từ trường mạnh hơn? Biết rằng lượng mạt sắt dùng cho hai thí nghiệm bằng nhau
A. Không thể so sánh được.
B. Hình a.
C. Cả a, b mạnh như nhau.
D. Hình b.
4. Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường.
B. Cả 3 phương án đúng.
C. Ta không nhận biết từ trường bằng mắt thường.
D. Để hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó ta dùng từ phổ.
5. Hai thanh nam châm đặt gần nhau tại các vị trí như hình vẽ 23.9 đường sức từ được vẽ theo hình 23.10 ứng với vị trí nào của hai thanh nam châm?
( Hình 23.9 )
( Hình 23.10 )
A. Hình b.
B. Hình a.
C. Hình d.
D. Hình c.
6. Hai cực khác tên của hai nam châm thẳng hút nhau theo hình 23.5. Đường sức từ được biểu diễn đúng ở hình nào?
A. Hình d.
B. Hình a.
C. Hình b.
D. Hình c.
7. Quan sat hình dưới đây. Hãy chọn phương án đúng.
Từ phổ là:
A. Hình ảnh trực quan về từ trường, càng xa nam châm các đường mạt sắt càng thưa dần.
B. Lớp mạt sắt sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
C. Tất cả đúng.
D. Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm.
8. Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm khác nhau xung quanh thanh nam châm. Hãy chỉ ra cực Bắc của thanh nam châm.
A. Cực Bắc của thanh nam châm ở 1.
B. Cực Bắc của thanh nam châm ở 2.
C. Không xác định được.
D. Nam châm thử định hướng sai.
9. Hình vẽ dưới đây biểu diễn các đường sức từ của hai thanh nam châm đặt gần nhau, hãy chỉ ra tên hai cực của hai thanh nam châm này.
A. Cả hai cực đều là cực Nam.
B. Cực 1 là cực Bắc, cực 2 là cực Nam.
C. Cực 1 là cực Nam, cực 2 là cực Bắc.
D. Cả hai cực đều là cực Bắc..
10. Trong thí nghiệm về từ phổ, tại sao người ta không dùng mạt đồng hoặc mạt kẽm mà lại dùng mạt sắt? Chọn lí do đúng trong các lí do sau:
A. Đồng và kẽm có thể bị nóng chảy khi đặt trong từ trường.
B. Cả ba lí do đều đúng.
C. Đồng và kẽm là những chất có từ tính yếu hơn nhiều so với sắt.
D. Đồng và kẽm là những chất khó tìm hơn sắt.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 3: Từ phổ - Đường sức từ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | D | B | B | A | C | C | A | D | C |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 3: Từ phổ - Đường sức từ. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới