Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 2: Các phương châm hội thoại
Đề kiểm tra 15 phút môn Văn lớp 9 bài 2: Các phương châm hội thoại
Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 2: Các phương châm hội thoại. Được VnDoc sưu tầm và đăng tải, với đề thi trắc nghiệm này hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức bài Các phương châm hội thoại nói riêng và học tốt môn Ngữ văn lớp 9 nói chung.
Câu 1: Các nhân vật trong truyện cười sau đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
MẮT TINH, TAI TINH
Có hai anh bạn gặp nhau, một anh nói:
- Mắt tớ không ai bằng! Kìa! Một con kiến đang bò ở cành cây trên đỉnh núi phía trước mặt, tớ trông rõ mồn một đến cả từ sợi râu cho đến bước chân của nó.
Anh kia nói:
- Thế cũng chưa tinh bằng tớ, tớ còn nghe thấy sợi râu nó ngoáy trong không khí kêu vù vù và chân nó bước kêu sột soạt.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
A. Phương châm cách thức
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm về chất
D. Phương châm quan hệ
2. Sự vi phạm các phương châm về chất và lượng sẽ:
A. Hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp
B. Chắc chắn làm ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp
C. Có thể ảnh hưởng, có thể không
3. Phương châm hội thoại được hiểu là:
A. Những quy định, nguyên tắc mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ để cuộc giao tiếp không bị gián đoạn
B. Những quy định, nguyên tắc mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ để cuộc giao tiếp thành công
C. Những tri thức mà người tham gia hội thoại phải biết để cuộc giao tiếp có thể diễn ra
4. Các từ và cụm từ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói hú hoạ, Nói khoác, Nói không thành có, Vu khống, Nói trạng, Ăn nói lật lọng
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
5. Các câu sau có vi phạm phương châm hội thoại không?
- Rắn là loại động vật thân dài.
- Thỏ là một loài thú, tai to và dài.
- Bê là một loài bò
A. Vi phạm phương châm về lượng
B. Vi phạm phương châm về chất
C. Không vi phạm phương châm hội thoại nào
6. Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.
B. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
7. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
c) Ngựa là một loài thú bốn chân.
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
8. Điền từ còn thiếu vào câu sau:
"...là một trong những cách để tạo nên truyện cười"
A. Cả A và B đúng
B. Sự vi phạm phương châm về chất
C. Sự vi phạm phương châm về lượng
9. Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
D. Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.
10. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con.
- Thế sư ông già đi có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
Câu 11:
Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
NHÂN ĐỨC
Có một người hay nói nịnh. Một hôm, đến thăm quan huyện, vừa vào dinh, đã khen rối rít:
- Quan lớn nhân đức thật. Thú dữ cũng phải lánh đi nơi khác. Hôm qua vừa bước chân vào địa hạt ta, tận mắt tôi thấy cọp kéo nhau từng bầy đi sang huyện bên cạnh.
Quan nghe, cũng chối tai, nhưng vẫn cười gượng. Một lúc, dân tới báo đêm qua cọp bắt mất ba mạng người, xin quan đưa lính về bắn trừ, kẻo nó ăn hết thiên hạ.
Quan huyện quay lại hỏi người khách:
- Sao ngài bảo trông thấy cọp bỏ đi cả rồi?
Người qua bí quá nói liều:
- Chắc quan huyện bên cạnh cũng nhân đức chẳng kém quan lớn, nên chúng nó không có chỗ trú chân, đành phải quay trở lại.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài: Các phương châm hội thoại
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
C | B | B | A | A | C | A | A | A | B | A |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 9 bài 2: Các phương châm hội thoại, bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 để rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới.