Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 5: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Đề kiểm tra 15 phút môn Lý lớp 9 bài 5: Bài tập vận dụng định luật Ôm
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 5: Bài tập vận dụng định luật Ôm. Đề kiểm tra gồm có 10 câu hỏi trắc nghiệm, đây là bài tập tự luyện kèm theo đáp án nằm trong chương trình SGK môn Vật lý lớp 9, giúp các bạn học sinh hệ thống lại bài học Vật lý lớp 9 một cách hiệu quả. Mời các bạn tải về tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học mới trên lớp
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 3: Đoạn mạch nối tiếp
- Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 4: Đoạn mạch song song
1. Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω?
A. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba.
B. Cả ba điện trở mắc song song.
C. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba.
D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau.
2. Cho mạch diện như hình vẽ. Trong đó R1 = R3= 4Ω, R2 = R4 = 6Ω, ampe kế chỉ 1,2A. Dây nối có điện trở không đáng kể. Tính hiệu điện thế nguồn.
A. 6V.
B. 4V.
C. 8V.
D. 3V.
3. Có ba điện trở R1 > R2 > R3 được mắc với nhau thành một mạch điện. Đoạn mạch này được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U. Xét 4 trường hợp sau
Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở thứ n (với n = 1, 2, 3). Nếu I2 < I3 và I1 = I2 + I3 thì mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp được nêu?
A. Sơ đồ B.
B. Sơ đồ A.
C. Sơ đồ D.
D. Sơ đồ C.
4. Cho mạch điện như hình vẽ.
trong đó: RMN = 12Ω, RCN = 2RMN/3, R1 = 8Ω cường độ dòng điện trong mạch chính là 1,5A. Số chỉ vôn kế là:
A. 8V.
B. 4V.
C. 6V.
D. 3V.
5. Xét mạch điện như hình vẽ. Giả sử R1 > R2 > R3 tìm kết luận đúng sau đây:
A. I2 > I3.
B. U2 = U3 > U1.
C. Cả 3 phương án đúng.
D. R123 > R1 > R23.
6. Mạch điện tam giác là mạch điện gồm ba điện trở mắc như hình vẽ. Giả sử R = R1 = R2 = R3. Nếu nối hai cực của nguồn điện vào lần lượt hai điểm A, B rồi B và C và C và A thì điện trở tương đương Rtđ của mạch có tính chất nào kể sau?
A. Tăng theo thứ tự đã nêu.
B. Không thay đổi.
C. Không kết luận được vì thiếu yếu tố.
D. Giảm theo thứ tự đã nêu.
7. Cho mạch điện như hình. Trong đó UAB = 6V, R1 = R2 = R3 = 6Ω. Dây nối và điện trở của ampe kế không đáng kể. Hỏi cường độ dòng điện trong mạch chính?
A. 3A.
B. 0,5A.
C. 2A.
D. 1A.
8. Có ba điện trở R1 > R2 > R3 được mắc với nhau thành một mạch điện. Đoạn mạch này được nối với nguồn điện có hiệu điện thế U. Xét 4 trường hợp sau
Đặt Un và In là hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua điện trở thứ n (với n = 1, 2, 3). Nếu U1 + U2 = U1 + U3 = U thì mạch điện có cách mắc như thế nào trong số các trường hợp được nêu?
A. Sơ đồ A.
B. Sơ đồ D.
C. Sơ đồ B.
D. Sơ đồ C.
9. Một đoạn mạch gồm ba điện trở có giá trị lần lượt là R1 = 8Ω, R2 = 12Ω, R3 = 6Ω mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 65V. Cường độ dòng điện có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau:
A. I = 1,5A.
B. I = 2,5A.
C. Một giá trị khác.
D. I = 2,25A.
10. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó UAB = 6V, R1 = 2Ω, R2 = R3 = 4Ω số chỉ ampe kế là:
A. 1A.
B. 0,75A.
C. 1,25A.
D. 0,5A.
Đáp án kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 5: Bài tập vận dụng định luật Ôm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | A | C | C | D | B | A | B | B | B |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 15 phút môn Vật lý lớp 9 bài 5: Bài tập vận dụng định luật Ôm. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới