Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kết bạn Cố hương

Muốn viết được bài văn hay thì kết bài rất quan trọng. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Làm sao để có thể viết được kết bài tạo ấn tượng với người đọc? Mời các bạn cùng tham khảo Kết bài Cố hương của tác giả Lỗ Tấn

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 1

Qua truyện ngắn này, bạn đọc có thể thấy được tiếng nói tố cáo, phê phán xã hội phong kiến cũ đồng thời ông cũng đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân lao động và toàn thể xã hội. Ông đã dùng thứ vũ khí lợi hại là ngôn từ để “biến đổi tinh thần” nhân dân đang trong tình trạng “ngu muội” và hèn nhát”.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 2

Tác phẩm “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn chứa được hình ảnh quê hương tươi đẹp trong tuổi thơ của tôi bỗng ùa về. Và quê hương đó ngày càng một phát triển cũng như để sánh vai với các cường quốc năm châu. Mai sau này cho dù có đi xa trên khắp nẻo đường thì hình ảnh quê hương sẽ mãi hiện hữu và làm đắm say níu giữ bước chân ta tìm về.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 3

Trên mặt đất vốn dĩ không có đường. Đường là do con người giẫm nát cỏ ở chỗ chưa có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có… Trong cuộc sống, bất kể là gặp bao nhiêu gian nan trắc trở, chúng ta cần kiên định, bền gan vững chí để mở đường đi tới tương lai tươi sáng. Đó là thông điệp tâm huyết mà nhà văn Lỗ Tấn muốn gửi đến tất cả chúng ta.

Kết bài truyện ngắn Cố hương

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 4

Đọc đi đọc lại “Cố hương” tôi vẫn chỉ ấn tượng với câu nói: :Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Dù đi xa hay gần, dù có đến miền đất khác đi chăng nữa nhưng quê hương của chúng ta vẫn đẹp nhất, quê hương là người chung tình vẫn mãi đứng đó đợi chờ chúng ta.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 5

Phương thức lập luận với nhiều thao tác tư duy như: so sánh, loại trừ, phủ định để tìm ra chân lí phù hợp với giọng văn độc thoại ở đây. Giá trị nhân văn của Cố hương vì vậy không chỉ ở sự cảm thông (với nỗi khổ của kiếp người – như kiếp người Nhuận Thổ) mà còn là, và chính xác là xoá bỏ. Phê phán một xã hội đang tàn hay khát khao thiết kế một mô hình mới, một xã hội tốt đẹp cho con người, ngòi bút "trong nóng ngoài lạnh" của nhà văn có một sức lan toả sâu xa.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 6

Tất cả mọi thứ đến như xuất phát từ sâu thẳm đáy lòng yêu quê hương của anh. Hình ảnh làng quê trẻ thơ sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Một con người luôn mong ước người khác được ấm no- hạnh phúc. Có những con đường xa, đường gần, con đường khổ đau, con đường trắc trở nhưng ta cứ dũng cảm đi thì mọi con đường đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 7

Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối cùng của “tôi”, thông qua những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả lên án tội ác của chế độ thực dân phong kiến và từ đó đặt vấn đề con đường đi của người dân, của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm. Đọc tác phẩm, ta trân trọng biết bao tình yêu quê hương tha thiết và nỗi niềm băn khoăn về con đường giải phóng người lao động của tác giả Lỗ Tấn.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 8

Tất cả mọi thứ chàng đều đã bị phai nhạt để giờ đây, ngay cả với việc nói chuyện cùng người bạn thời thơ ấu của mình mà chàng cũng phải có sự suy nghĩ và cân nhắc vấn đề vai vế trong xã hội trước tiên, cũng không còn nhận là mình đã từng sống một cách tự do, phóng khoáng như trước nữa.

Có thể nói, tác phẩm cũng đã phê phán chế độ thời bây giờ đã làm thay đổi bản chất của một con người- đó là điều đáng sợ tới nhường nào.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 9

Truyện có phương thức biểu đạt tự sự là chính nhưng có sự kết hợp một cách sinh động với các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận tạo cho truyện giàu màu sắc hiện thực cùng những thái độ, suy tư của tác giả trước hiện thực của cố hương.

Kết bài truyện ngắn Cố hương mẫu 10

Với việc sử dụng nghệ thuật miêu tả, hình ảnh và chi tiết gợi tả, lối diễn đạt cuốn hút,… đã làm cho truyện ngắn “Cố Hương” của Lỗ Tấn trở nên cực kì đặc sắc. Truyện là câu chuyện cảm động về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung động của “tôi” trước sự thay đổi đặc biệt của làng quê một cách xót xa. Qua đó tác giả Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, từ đó đặc ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Kết bài Cố hương của tác giả Lỗ Tấn, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 9 có liên quan đến tác phẩm như: Soạn Văn 9: Cố hương, Phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn, Soạn bài Cố hương, Văn mẫu lớp 9: Phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn....các bạn cùng tham khảo.

.......................................................................

Ngoài Kết bài Cố hương của tác giả Lỗ Tấn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm