Mở bài Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long

Mở bài quá dài dễ gây mất cân đối với bài văn, còn nếu mở bài quá ngắn sẽ không diễn đạt được hết ý. Một mở bài hay là mở bài ngắn gọn, súc tích, nêu rõ được nội dung vấn đề và đảm bảo tính sáng tạo. Dưới đây là tổng hợp mẫu Mở bài Lặng lẽ SaPa mời các bạn cùng tham khảo

1. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 1

“Sapa mây trắng hững hờ

Níu chân lữ khách ngẩn ngơ quên về

Bồng bềnh một thoáng đê mê

Trăm năm duyên nợ câu nghê mặn nồng”

SaPa – miền đất mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, thư giãn với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, con người hồn hậu chất phác. Nhưng thật lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời để lắng nghe nhịp đập bên trong của cuộc sống. Đọc “Lặng lẽ SaPa” ta giật mình bởi những điều ta quen nghĩ tới, quen nhìn hời hợt theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu, tìm tòi phát hiện những điều khuất lấp bên trong. Ẩn sau cái không khí lặng lẽ mơ màng  của SaPa là cả một lớp người đang ngày đêm cống hiến đất nước được tái hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long.

2. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 2

“Yêu biết mấy những con đường đi tới...

Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng

Của đời ta chập chững bước đầu tiên...

Tập làm chủ tập làm người xây dựng...”

(Tố Hữu)

Đó là những câu thơ miêu tả nhịp sống, nhịp lao động khẩn trương của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Như một tấm gương phản chiếu, văn học trong thời kì này đã phác họa nên những con người lặng lẽ âm thầm cống hiến tài năng, sức lực của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long là kết quả của chuyến về một miền đất lặng lẽ, chỉ có cỏ gai và sương mù, câu chuyện đã dẫn lối ta đến với xứ sở của những con người lao động miệt mài mà thầm lặng. Qua việc tìm hiểu về cuộc sống, công việc của những con người lao động ở nơi đây, ta sẽ có câu trả lời cho câu hỏi: “SaPa có thực sự lặng lẽ?”.

3. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 3

Vẻ đep của con người không chỉ ở ngoại hình, ở nhân cách mà còn ở cách họ suy nghĩ, những việc làm cao đẹp mà họ đã và đang làm để cống hiến cho cuộc đời. Vẻ đẹp ấy đã được đi vào thơ văn qua truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa" của tác giả Nguyễn Thành Long. Tác phẩm đã vẽ ra hình ảnh anh thanh niên “thèm người” ngày đêm cống hiến cho nước nhà, ở một mình trên đỉnh núi cao nhưng vô cùng lạc quan, yêu đời.

4. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 4

Thiên nhiên và con người quanh ta luôn mang những vẻ đẹp riêng biệt vô cùng đáng yêu và cuốn hút mà chỉ khi ta hiểu được nó, biết về nó ta mới thêm yêu mến. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa cũng là một ví dụ điển hình. Ở anh là những vẻ đẹp nhân cách vô cùng cao đẹp. Qua lời kể của bác lái xe và qua chuyến lên thăm trực tiếp, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ càng thêm yêu mến và ngưỡng mộ cuộc sống của anh.

5. Mở bài Lặng Lẽ SaPa - Mẫu 5

Thơi bình cũng như thời chiến, đất nước ta luôn có những con người ngày đêm hi sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập cho nước nhà. Những con người ấy xứng đáng được tôn vinh, được ca ngợi. Chủ đề này đã đi vào thơ văn của nhiều tác giả, một trong những tác phẩm để lại dấu ấn mạnh mẽ nhất, tiêu biểu nhất mà chúng ta phải kể đến chính là truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.

6. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 6

Có bao giờ bạn đọc một câu chuyện mà khi gấp trang sách lại thấy lòng mình vấn vương, thương nhớ một nhân vật nào đó? Có bao giờ bạn thưởng thức một tác phẩm mà khi nghĩ về nó bạn lại nôn nao, khi nhắc đến nó bạn lại mong muốn được kể, được khát khao trở thành ai đó trong câu chuyện? Trong cảm nhận của bản thân, tôi đã có những cảm xúc ấy khi đọc truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long. Một câu chuyện kể về chàng thanh niên trẻ tuổi muốn cống hiến cuộc đời mình, thanh xuân mình cho đất nước, nhân dân.

7. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 7

Nguyễn Thành Long để lại dấu ấn trong lòng độc giả Việt với những tác phẩm truyện và kí tiêu biểu. Có thể kể đến như các tập truyện ngắn "Ta và chúng nó"; "Giữa trong xanh", tập truyện vừa "Trong gió bão"; "Khúc hát của người cán bộ" hay những tập bút ký xuất sắc như "Bát cơm cụ Hồ"; "Gang ra"....Bằng chất liệu hiện thực cùng lối viết phóng khoáng, mới mẻ với những hình tượng nghệ thuật đẹp, nhà văn đã mang đến một luồng gió mới cho nền văn học nước nhà. "Lặng lẽ Sa Pa" là một truyện ngắn hay và lôi cuốn của ông, tác phẩm được ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng đất giàu đẹp Sa Pa. Vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây cùng những con người hồn hậu, giàu lý tưởng của vùng đất này được thể hiện rõ qua tác phẩm.

Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

8. Mở bài Lặng lẽ SaPa- Mẫu 8

Ngòi bút của Nguyễn Thành Long không chỉ dừng lại ở những phát hiện mới mẻ và giàu tính bất ngờ mà còn thể hiện qua những nét vẽ tinh tế về phẩm cách con người qua ngôn từ, qua giọng điệu trữ tình đầy trong trẻo, nhẹ nhàng. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Thành Long, tác phẩm như một bản nhạc đầy tuyệt mỹ ngợi ca vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, họ cống hiến hết mình vì sự yên bình, giàu đẹp của quê hương. Đọc truyện ngắn, ta sẽ thấy một khung trời mới của lẽ sống cao đẹp ở đời. Ra đời vào năm 1970, tác phẩm nghệ thuật ấy như một "bản tuyên ngôn" thôi thúc mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ hãy sống thật ý nghĩa và có trách nhiệm với cuộc đời.

9. Mở bài Lặng lẽ SaPa- Mẫu 9

"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến"

Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện khát khao cháy bỏng được dâng hiến, hòa nhập mùa xuân nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước. Cũng viết về một “nốt trầm” lặng lẽ nhưng cao đẹp giữa cuộc sống, nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã hướng ngòi bút đến những con người vô danh vẫn âm thầm đóng góp sức lực cho tổ quốc thân yêu. "Lặng lẽ Sa Pa"- một bản nhạc dịu dàng ngợi cả những người say mê và miệt mài với lý tưởng đẹp đẽ vì cộng đồng, sống một cuộc đời ý nghĩa và xứng đáng nhất. Truyện ngắn được viết vào năm 1970, sau cuộc hành trình lên Lào Cai của tác giả, có lẽ vì cảm mến và trân trọng thiên nhiên và con người chốn này mà tác giả đã viết nên một tác phẩm hấp dẫn và đặc sắc như thế.

10. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 10

Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

11. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 11

Trong mỗi tác phẩm luôn chứa đựng những tình cảm hay một lẽ sống mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Và với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long cũng vậy, tác phẩm đã tạo cho người đọc một sự thích thú khi nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn và cách sống của những con người lao động. Cuộc sống ấy đã không hề lặng lẽ như tiêu đề của tác phẩm.

12. Mở bài Lặng lẽ SaPa- Mẫu 12

Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút kí. Các tác phẩm của ông là sự chắt lọc hiện thực của cuộc sống. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn đặc sắc, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Truyện được viết sau chuyến đi thực tế ở Sa Pa, một vùng núi đẹp nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ khắc hoạ vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên Sa Pa mà còn nêu lên vẻ đẹp của những con người ở chốn Sa Pa lặng lẽ đó

13. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 13

Mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều mang một số phận riêng. Có tác phẩm vừa cất tiếng chào đời đã chết yểu đáng thương. Có tác phẩm gây dư luận xôn xao một thời rồi bị độc giả quên lãng với thời gian. Nhưng cũng cả những bài thơ, quyển truyện có một sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, có một sức hút lạ kì. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện đặc sắc, để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều rung cảm đẹp đẽ.

14. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 14

Trong văn học Việt Nam, hiện đại có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện ngắn và kí. Nguyễn Thành Long (1925- 1991) là một trong số đó. Bắt đầu viết văn trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở liên khu V, Nguyễn Thành Long được khẳng định như một cây bút truyện ngắn và kí đáng chú ý trong những năm 60-70 với cả gần chục tập sách đã in. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất chú trọng thâm nhập thực tế đời sống. Nhiều sáng tác của Nguyễn Thành Long là kết quả trực tiếp của những chuyến “thâm nhập thực tế” như thế, nhưng truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa lại là một trường hợp đặc biệt.

15. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 15

Giá như không có chuyến ô tô khách, có lẽ cũng chẳng mấy ai được đặt chân đến Sa Pa, để cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú, cái “lặng lẽ” của một vùng núi non trùng điệp mù sương và mộng mơ cao nhất nước Việt này/ trong bản đồ địa hình, Sa Pa nằm bên hữu ngạn sông Hồng, còn con đường sắt dọc theo sông lại nằm ở phía tả ngạn. Cho nên đã thành thông lệ, ai đến Sa Pa hãy đi đường sắt lên chót Lào Cai rồi từ Lào Cai lại đi ô tô khách leo dốc núi 80km nữa mới đến Sa Pa. Chuyến xe khách Lào Cai – Sa Pa vô tình đã trở thành cầu nối, trở thành người dẫn chuyện. Trên chuyến xe khách có ba nhân vật, ngoài người lái xe già trước cách mạng tháng Tám 1945 còn có ông họa sĩ già vui tính và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lần đầu đi Tây Bắc. Họ quen nhau trên một chuyến xe, dù sao cũng là một chuyện bình thường. Tuy nhiên tác giả Nguyễn Thành Long đã miêu tả họ thành ba nhân vật có tâm hồn trong sáng, dễ mến.

16. Mở bài Lặng lẽ SaPa - Mẫu 16

Vẻ đẹp nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Thành Long không nằm ở những phát hiện sắc sảo, táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách đó của ông. Tác giả đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.

----------------------------------------

Để đón đọc thêm những tài liệu học tập hữu ích khác, mời bạn đọc ghé thăm những địa chỉ như Ngữ văn lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9, Văn mẫu lớp 9. VnDoc rất hân hạnh được trở thành người đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn gặt hái được kết quả cao!

Đánh giá bài viết
8 9.856
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm