Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 2: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 2: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 2: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 1: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
1. Bài tập 1 (tr. 23, SGK)
Trả lời:
- Qua các câu đó, cha ông ta khuyên dạy chúng ta khi nói năng cần phải dùng lời lẽ lịch sự, nhã nhặn
- Một số câu ca dao tục ngữ có nội dung tương tự:
+ Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
+ Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
2. Bài tập 2, tr. 23, SGK
Trả lời:
- Những phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm nói tránh
- Ví dụ:
+ Trong bài thơ Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến viết: Bác Dương thôi đã thôi rồi để nói về việc người bạn của mình đã chết
+ Gặp một người có ngoại hình xấu: Chị ấy không được đẹp cho lắm
+ Để trả lời câu hỏi của phụ huynh học sinh về tình hình học tập của một em học yếu, cô giáo nói: Cháu học chưa được vững lắm
3. Bài tập 5 (tr. 24, SGK)
Trả lời:
Thành ngữ | Giải nghĩa | Phương châm hội thoại liên quan |
Nói năng băm bổ | nói bóp chát, xỉa xói, thô bạo, nhằm lấn át người khác | Phương châm lịch sự |
Nói như đấm vào tai | nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu | Phương châm lịch sự |
Điều nặng tiếng nhẹ | nói trách móc, chì chiết | Phương châm lịch sự |
Nửa úp nửa mở | nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý | Phương châm cách thức |
Mồm loa mép giải | lắm lời, đanh đá, nói át người khác | Phương châm lịch sự |
Đánh trống lảng | lảng ra, né tránh không muốn tham dự một việc nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi | phương châm quan hệ |
Nói như dùi đục chấm mắm cáy | nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị | Phương châm lịch sự |
4. Thế nào là nói lảng? Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại nào? Tìm ví dụ về hiện tượng nói lảng trong giao tiếp
Trả lời:
- Nói lảng là hiện tượng người nói chủ ý nói sang chuyện khác, cốt để tránh chuyện đang nói
- Nói lảng liên quan đến phương châm hội thoại về lượng
- Ví dụ:
A nói: Hôm trước cậu mượn của tớ 200 nghìn cậu nhớ không?
B đáp: Thời tiết hôm nay đẹp thế, chúng mình đi chơi đi!
5. Theo Từ điển giải thích từ ngữ tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, NXB Giaso dục, 1998) thì: Nói nhăng nói cuội là nói những điều không có thực, những điều nhảm nhí, lăng nhăng, vu vơ hão huyền. Cách nói đó liên quan (vi phạm) phương châm hội thoại nào?
Trả lời:
- Cách nói nhăng nói cuội vi phạm phương châm hội thoại về chất
Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9