Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 16: Cố hương

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 16: Cố hương

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 16: Cố hương được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

1. Tìm bố cục của truyện. Truyện được trần thuật theo dòng thời gian hiện đại có xen kẽ với những hồi tưởng của nhân vật tôi về quá khứ. Em hãy chỉ ra những đoạn hồi tưởng của nhân vật kể chuyện và nêu tác dụng của chúng

Trả lời:

- Bố cục của

+ Phần 1 (từ đầu đến "đang làm ăn sinh sống"): suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường về quê truyện:

+ Phần 2 (tiếp theo đến "xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét"): những ngày nhân vật tôi ở quê và đau xót trước sự thay đổi của quê cũ, người cũ

+ Phần 3 (đoạn còn lại): suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường xa quê, quay trở lại nơi đang sinh sống.

- Những đoạn hồi tưởng của nhân vật tôi về quá khứ

+ Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng mình xốn xang, mình khóc to lên. Hắn cũng lẫn tron bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho mình một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Mình cũng có lần gửi cho hắn một ít quà. Nhưng từ đấy chúng mình không hề găp nhau nữa.

+ Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy mình nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức mình …. Nứt nẻ như vỏ cây thông

- Tác dụng: làm nổi bật sự thay đổi của con người và cảnh vật đặc biệt là ở nhân vật Nhuận Thổ.

2. Câu 2, tr. 218, SGK

Trả lời:

- Truyện có 2 nhân vật chính là Tôi và Nhuận Thổ

- Nhân vật trung tâm: Tôi.

- Vì: "tôi" xuất hiện trong cả ba phần của tác phẩm. Nhân vật tôi không chỉ xuất hiện ở khắp tác phẩm mà còn là đầu mối dẫn dắt câu chuyện, phát ngôn ở mọi tình huống, ngay từ dòng đầu cho đến dòng cuối tác phẩm, và hơn thế, những phát ngôn ấy là cốt lõi của nội dung tư tưởng tác phẩm, bộc lộ rõ nhất tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

3. Tìm các chi tiết thể hiện sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ (lúc còn nhỏ và khi đứng tuổi). Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng để thể hiện sự thay đổi ấy? Sự thay đổi của Nhuận Thổ cho thấy điều gì ở người nông dân Trung Quốc đương thời?

Trả lời:

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc tôi trở về)

Hình dáng

Là một đứa bé, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng

Cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da vàng sạm, lại có những nếp nhăn sâu hóm, cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trươc, mi mắt đỏ húp mọng lên

Cử chỉ động tác

Lanh lợi tháo vát

Chậm chạp, nặng nề và đờ đẫn

Lời nói

Hồn nhiên mạnh dạn

Rụt rè e ngại

Hoàn cảnh sống

Sung túc

Người nông dân thực thụ, đông con, làm lụng vất vả, người co ro cúm rúm

Tính cách

Tính sôi nổi, hổn nhiên

Anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi

- Ý nghĩa của sự thay đổi ở nhân vật: sự thay đổi ở Nhuận Thổ cho thấy số phận chung của những người nông dân đương thời

4. Ngoài sự thay đổi ở Nhuận Thổ sự thay đổi của Cố hương còn được thể hiện qua những cảnh vật con người nào? Thái độ tình cảm của nhân vật tôi trước sự thay đổi ấy?

Trả lời:

- Sự thay đổi của Cố hương còn được thể hiện qua những cảnh vật con người:

+ Sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của nhân dân do nạn áp bức, tham nhũng nặng nề

+ Nhưng chủ yếu vẫn là sự thay đổi về diện mạo tinh thần thể hiện qua tính cách của con người như thím Hai Dương, tính cách của những người khách mượn cớ tiễn mẹ con “Mình” để “lấy đồ đạc”

- Tình cảm thái độ của nhân vật tôi: tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ: đau xót trước sự thay đổi con người, phê phán lễ giáo phong kiến

5. Phân tích đoạn kết của tác phẩm: “Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”

Trả lời:

- Hình ảnh có một ý nghĩa sâu sắc khái quát về triết lí cuộc sống con người: làng quê của “tôi” và lớn hơn nữa là xã hội Trung Quốc đang trì trệ, lạc hậu trên con đường mòn cũ với bao thứ hủ tục nặng nề → cần tìm ra con đường mới để đưa đất nước tiến lên.

- Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hi vọng. Con đường không tự nhiên có mà do chính con người, nhiều người đi mãi đi nhiều góp phần tạo dựng nên.

- Trong sự đối lập giữa “vốn làm gì có đường” với “đi mãi thì thành đường” tác giả bày tỏ một niềm tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một “con đường” mới, một cuộc sống mới ,một xã hội mới.

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
1 637
Sắp xếp theo

    Giải VBT Ngữ văn 9

    Xem thêm