Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Người kể trong văn bản tự sự
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Người kể trong văn bản tự sự
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Người kể trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Lặng lẽ Sa Pa
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Ôn tập phần tiếng việt
Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 14: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
1. Bài tập 1 và 2, mục II, tr. 193, SGK
Trả lời:
a. Người kể chuyện trong đoạn văn là: là nhân vật - cậu bé
- Ưu điểm của ngôi kẻ này: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác.
- Hạn chế của ngôi kể này: giọng kể chủ yếu là của "tôi" cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể như truyện kể theo ngôi thứ ba
b. Người kể em lựa chọn là: cô kĩ sư
- Đoạn văn được viết lại:
Và thế là chì còn năm phút nữa. Bác hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên đi ra chỗ bác.
- Ô! Cô quên chiếc mùi xoa đây này!
Anh thanh niên vừa vào kêu lên, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cả; giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Cái món quà mà tôi cho là một chút cỏn con, dịu dàng nhưng... Tôi cúi đầu ngượng ngùng không nhìn thẳng vào anh nhận lại chiếc khăn và quay đi. Bác hoạ sĩ và anh lưu luyến rồi hẹn ngày gặp lại. Còn tôi - tôi chìa tay cho anh nắm, cần trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay. Tôi nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại.
- Chào anh.
Tôi không biết cảm giác lúc đó là gì nữa. Điều cuối cùng anh dành sự quan tâm cho mọi người đó là anh ấn cái làn vào tay bác hoạ sĩ rồi nói là để cho mọi người ăn trưa. Chúng tôi ra về, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực làm cho bó hoa càng rực thêm làm cho tôi cảm thấy mình rực rỡ theo.
Chuyến đi này là một chuyến đi thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã gặp được những con người thật đẹp, thật cao cả. Họ làm cho tôi thấy yêu đời hơn, thấy tự tin với công việc của mình hơn và anh thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm về một thế hệ trẻ như tôi - anh đã cống hiến hết mình cho phong trào ba sẵn sàng. Anh sống bên cái vẻ bề ngoài "lặng lẽ" nhưng bên trong thì rạo rực của vùng đất dấu yêu, thơ mộng này.
2. Xác định người kể chuyện trong các đoạn trích sau
a. Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý (1) Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tầng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta nói: nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giầu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái thống lý: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
b. Bẵng đi 17, 18 năm tôi không một lần nào gặp Dũng và người mẹ của Dũng đã một thời kỳ từng tai tiếng. Dũng, tôi gần quên hẳn. Vả lại, dẫu chúng tôi có gặp mặt nhau, tôi cũng khó nhận ra Dũng sau bao năm đằng đẵng có thể là một nửa đời người non yếu này. Nhưng, tôi đã được gặp mợ Du. Thì đó lại là lần cuối cùng, cuối cùng của cả một đời tắt mãi mãi và cuối cùng của những dòng chữ viết về một người
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
c. Từ ngẩng đầu lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói nhưng lại không dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền [1] đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ...
(Nam Cao, Đời thừa)
Trả lời:
- Người kể chuyện ở đoạn (a) là: tác giả
- Người kể chuyện ở đoạn (b) là: nhân vật tôi
- Người kể chuyện ở đoạn (c) là: tác giả
Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9