Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

1. Bài tập 1, mục II, tr. 178, SGK

Trả lời:

- Thống kê ngôn ngữ và hành động các nhân vật:

Bà Hai

Ông Hai

- Này, thầy nó ạ

Nằm rũ ra trên giường không nói gì

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

- Tôi thấy người ta đồn....

- Biết rồi!

Nín bặt

- Tác dụng của hình thức đối thoại trên: tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc.

2. Bài tập 2, mục II, tr. 179, SGK

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Hôm nay tôi vô cùng bồn chồn và lo lắng vì hôm nay là ngày thông báo kết quả thi của học kì I. Cả lớp đều như hòa vào không khí trầm lặng khác hẳn mọi ngày. Cô bước vào và bắt đầu trả bài thi. Bất chợt Ly kêu lên:

- Vy được điểm cao nhất lớp này!

Tôi thật sự vô cùng bất ngờ. Bao nhiêu công sức của tôi cuối cùng đã được đền đáp. Điểm 10 tròn trĩnh hiện ra trước mắt tôi. Ngay lúc ấy tôi chỉ muốn hét lên với cả thế giới biết:

- Cuối cùng tôi đã làm được rồi!

3. Xác định các hình thức: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích sau

a. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn

- Em thắp đèn lên chị Liên nhé

Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

- Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi.

An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chỏng ngồi; chiếc chỏng nan lún xuống và kêu cót két.

- Cái chỏng này sắp gãy rồi chị nhỉ?

- Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

b. Một mình nương ngọn đèn khuya

Áo dầm giọt lệ tóc se mái đầu

Phận rầu dầu vậy cũng dầu

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời.

Công trình kể biết mấy mươi

Vì ta khăng khít cho người dở dang

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

c. Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết

chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:

- Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng.. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

(Nam Cao. Lão Hạc)

Trả lời:

- Hình thức thoại trong (a): đối thoại

- Hình thức thoại trong (b): độc thoại nội tâm

- Hình thức thoại trong (c): đối thoại và độc thoại nội tâm

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
1 671
Sắp xếp theo

Giải VBT Ngữ văn 9

Xem thêm