Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ thơ đầu của bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương dưới đây gồm dàn ý và nhiều dạng văn mẫu hay cho các bạn học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác mẫu 1

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu khái quát nội dung khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác”.

2. Thân bài:

a) Câu thơ đầu:

- Đó là lời thông báo về sự việc tác giả sẽ phải rời xa lăng Bác, trở về miền Nam.

- “Thương trào nước mắt”: tình cảm dành cho Bác không thể diễn tả thành lời, bùi ngùi mà rơi những giọt nước mắt.

b) Ba câu tiếp theo:

- Ước nguyện chân thành của tác giả:

+ Làm con chim: để vang lên lời ca yêu Bác mỗi ngày.

+ Làm cây tre: ước muốn được ở bên cạnh, cùng xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc với Bác

+ Làm bông hoa: để tỏa hương thơm ngát, tô điểm cho nơi đây.

- Điệp ngữ “muốn làm”: nhấn mạnh khát khao chân thành của nhà thơ.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

Dàn ý Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và dẫn dắt vào khổ thơ cuối của bài.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: một lời giã biệt của người con khi phải xa cha lần nữa - lời giã biệt nghẹn ngào, sâu lắng. “Trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ.

Điệp từ “muốn” lặp lại ba lần như khẳng định lại ước muốn của nhà thơ. Đó là một ước muốn mãnh liệt, niềm khao khát cháy bỏng được ở lại bên cạnh Người, Những ước nguyện ấy thật đáng quý! Nhà thơ muốn làm con chim hót để mang âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành đến với nơi Bác nghỉ. Tác giả muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao. Muốn làm một cây tre trung hiếu giữa mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Hình ảnh cây tre quả thật là một hình ảnh đẹp và được khép lại rất khéo ở cuối bài thơ.

Ở đầu bài thơ, nhà thơ cũng mở đầu bằng hình ảnh hàng tre, đó là hình ảnh khi tác giả nhìn thấy khi vào lăng. Đó cũng là hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhưng kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Cây tre như người lính trung thành, hàng ngày, ngày đêm vẫn đứng ở đó. Hình ảnh cây tre đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng.

Điệp từ “Muốn làm” được nhắc lại ba lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến, ước muốn và sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện đó được bộc lộ ra từ tận sâu đáy lòng của nhà thơ Viễn Phương.

→ Cả khổ thơ đã thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của tác giả, cũng chính là mong ước của mỗi người dân Việt Nam. Đó là luôn luôn được ở cạnh Người, ở cạnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác - Bài tham khảo 1

Sau bao nhiêu cảm xúc của một người con lần đầu ra thăm người cha của mình thì giờ đây đã đến lúc phải rời xa. Cảm xúc ấy của nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện qua khổ thơ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” với bao ước muốn thành kính.

Bài thơ được sáng tác năm 1976 sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước được thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Tác giả ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ chính là niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả từ niềm Nam ra viếng lăng Bác. Cuộc hành trình ấy đã đến lúc phải ra về với câu thơ đầy xúc động:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”

Là một câu thơ mà cũng là một lời giã biệt của người con khi phải xa cha lần nữa. Lời giã biệt ấy thật nghẹn ngào sâu lắng. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm của nhà thơ dành cho Bác cũng như của tất cả mọi người khi phải rời lăng. Từ “trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn rời xa nơi Bác nghỉ. Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi người ấm áp quá, rộng lớn quá. Nhưng dù muốn hay không thì giây phút ngắn ngủi được gặp Bác cũng vô cùng thiêng liêng. Đã đến lúc dòng người vào lăng viếng Bác phải ra về.

Trong niềm xúc động nghẹn ngào đó là những ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa được một lần gặp Bác:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này”

Những ước nguyện của nhà thơ thật đáng quý biết bao! Nhà thơ muốn làm con chim hót để mang âm thanh của thiên nhiên, đẹp đẽ, trong lành đến với nơi Bác nghỉ. Tác giả muốn làm một đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao. Muốn làm một cây tre trung hiếu giữa mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Hình ảnh cây tre quả thật là một hình ảnh đẹp và được khép lại rất khéo ở cuối bài thơ. Ở đầu bài thơ, nhà thơ cũng mở đầu bằng hình ảnh hàng tre, đó là hình ảnh khi tác giả nhìn thấy khi vào lăng. Đó cũng là hình ảnh biểu tượng cho con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhưng kết thúc bài thơ là hình ảnh cây tre trung hiếu canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. Cây tre như người lính trung thành, hàng ngày, ngày đêm vẫn đứng ở đó. Hình ảnh cây tre đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng. Điệp từ “Muốn làm” được nhắc lại ba lần biểu cảm trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến, ước muốn và sự tự nguyện chân thành của tác giả. Ước nguyện đó được bộc lộ ra từ tận sâu đáy lòng của nhà thơ Viễn Phương.

Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi ở bên lăng Bác không muốn rời xa nơi Bác yên nghỉ. Đồng thời là niềm nguyện ước của Viễn Phương muốn sống một cuộc đời đẹp đẽ để trở thành những bông hoa dâng lên Bác.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác - Bài tham khảo 2

Bài thơ “Viếng lăng Bác” ra đời vào năm 1976, đây là thời điểm đất nước hòa bình, hai miền thống nhất, nhà thơ có dịp ra thăm lăng Bác. Bài thơ thể hiện niềm kÍnh trọng và tình yêu thương và tiếc nuối của tác giả cũng như đồng bào miền Nam khi ra thăm Bác. Bài thơ đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc và thành công nhất là Hoàng Hiệp có cùng nhan đề.

Khổ cuối của bài thơ thể hiện sự thương nhớ và tâm nguyện của nhà thơ sau khi viếng Bác và trở về miền Nam để tiếp tục dựng xây, bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam kiên cường, máu lửa của tổ quốc.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Khi phải rời miền Bắc, rời lăng Bác nhà thơ đã không thể nào kìm được lòng mình nữa, tuôn trào nước mắt. Những khổ thơ ở trên đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt nhưng nhà thơ vẫn cố kìm giữ trong đến khổ thơ cuối thì cảm xúc của nhà thơ đã tuôn theo dòng nước mắt tuôn rơi. Từ ngữ biểu cảm đã bộc lộ được nỗi xúc động trào dâng lên tới đỉnh điểm.

Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:

“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Điệp ngữ “muốn làm” khiến cho nhịp thơ nhanh, dồn dập, giúp tác giả thể hiện được khát vọng mãnh liệt của mình. Khát vọng đó được bộc lộ qua những hình ảnh thơ vừa đẹp vừa gợi cảm “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” tất cả để làm đẹp cho nơi Bác nằm, cũng như tác giả muốn dâng lên Bác những gì tinh hoa nhất của mình để Bác bình yên, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.

Các từ “đâu đây”, “trong lăng”, “chốn này” càng nhấn mạnh thêm cái ước mơ của tác giả được ở mãi bên Bác, lưu luyến không muốn rời. Sự khát khao này của nhà thơ cũng là khát khao chung của rất nhiều người, bởi vì

“Ta bên người, người tỏa sáng bên ta,

Ta bỗng lớn ở bên người một chút”

Viễn Phương cũng cảm nhận được điều đó khi được ở bên Bác Hồ. Ấn tượng nhất trong khổ cuối là hình ảnh “cây tre trung hiếu”, cây tre này khiến cho chúng ta nhớ lại hình ảnh “hàng tre” ở đầu bài thơ. Hai hình ảnh “hàng tre” và “cây tre trung hiếu” đã làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ. Nếu như mỗi người là một cây tre trung hiếu thì cả dân tộc sẽ là hàng tre trung hiếu với Bác. Tác giả nhắc lại một lần nữa hình ảnh “cây tre” để nhấn mạnh tình cảm gắn bó, trung thành với Bác, nguyện suốt đời thực hiện lý tưởng của người và đây cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc.

Theo bước chân của nhà thơ Viễn Phương từ khi đến lăng cho tới khi ra về chúng ta nhận ra được dòng cảm xúc của nhà thơ thể hiện một cách liền mạch và càng lúc càng phát triển. Nỗi đau cứ được dâng cao và đến khổ cuối thì dâng lên tới đỉnh điểm, nỗi đau ấy cũng chính là tiếng lòng của tất cả người dân Việt Nam.

Viếng lăng bác

Tác giả chưa bao giờ có ước muốn sẽ làm điều gì đó cao cả, kỳ vĩ mà chỉ là “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương” mà thôi, đó là những hình ảnh vô cùng nhỏ bé, bình dị nhưng đó là tất cả những gì tác giả muốn, miễn sao được ở bên Bác.

Với hình ảnh “cây tre” ở khổ 1 là hình ảnh bất khuất, kiên cường thì đến khổ thơ cuối này hình ảnh “cây tre trung hiếu chốn này” là hình ảnh nghệ thuật nhân hóa, đó là tấm lòng thành kính, trung thành của tác giả dâng lên Bác, hay nói rộng ra đó là tình cảm của toàn dân tộc kính dâng lên người.

Nếu như ở mấy khổ trên địa từ nhân xưng, chủ thể nói tới là tác giả, là “con” thì ở khổ cuối chủ thể đó bị ẩn đi, không phải tác giả không nhắc tới nữa mà lúc này chủ thể là tất cả người con Việt Nam chứ không riêng gì tác giả nữa. Khổ cuối khép lại đó là cảm giác chia tay, xa cách về không gian địa lý, thời gian nhưng nó lại gần gũi trong ý chí và tình cảm, lòng trung hiếu

Bài thơ “viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác. Bài thơ có giọng điệu trang trọng, nhiều hình ảnh ẩn dụ và gợi cảm, ngôn ngữ giản dị mà cô đúc. Bài thơ chính là tâm tình, là lời tri ân, sự biết ơn của con dân gửi tới vị cha già kính yêu của dân tộc, cả đời gắn bó, sát cánh, hy sinh cho sự nghiệp của cả dân tộc.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác - Bài tham khảo 4

Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện nỗi niềm xúc động, lòng biết ơn sâu sắc của Viễn Phương - một nhà thơ miền Nam lần đầu ra Hà Nội và hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Cấu trúc của bài thơ như một hành trình miêu tả khoảnh khắc khi tác giả đứng trước lăng, khi xếp hàng và khi đứng trước di hài của Bác. Khổ thơ kết thúc bài thơ là một dấu lặng kết thúc hành trình ấy, bộc lộ niềm lưu luyến của Viễn Phương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Dòng thơ đầu tiên cất lên bỗng trào dâng mãnh liệt cảm xúc nghẹn ngào, như rưng rưng hàng lệ nơi khóe mắt: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Chỉ một chữ "thương" quen thuộc gắn với câu nói của người miền Nam mà như gói trọn biết bao thương yêu, xót xa và kính trọng. Câu thơ cất lên mà như nghẹn lại, xót xa đến vô cùng.

Tiếc nuối có, thương nhớ có, bởi vậy mà nhân vật trữ tình giã biệt mà vẫn khắc khoải bịn rịn, bày tỏ ước nguyện cá nhân:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Điệp ngữ "muốn làm" được nhắc đi nhắc lại đến ba lần cùng nhịp thơ dồn dập thể hiện khao khát chân thành, tha thiết của tác giả. Muốn làm con chim, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu, tất cả đều là những sự vật đời thường giản dị, gắn liền với thiên nhiên gần gũi. Muốn làm con chim để để mang tiếng hót vui vẻ đến với Bác, làm đóa hoa để tỏa hương tô điểm cuộc đời, đặc biệt là cây tre gần gũi ẩn dụ cho vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người Việt. Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được nhấn mạnh với kết cấu đầu cuối tương ứng như một lời thề sắt son của nhà thơ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. Mai trở về miền Nam nhưng tấm lòng chân thành đã được gửi lại trọn vẹn nơi lăng Bác. Ba câu thơ khuyết chủ ngữ ấy như là lời thay mặt cho triệu triệu đồng bào Việt Nam bày tỏ cảm xúc thành kính, tha thiết tới lãnh tụ.

Cả bài thơ là tiếng lòng của người con ra thăm lăng Bác, đặc biệt cảm xúc ấy được kết tinh trong khổ thơ cuối. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói riêng, nhân dân Việt Nam ta nói chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác cũng là ước nguyện đẹp nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của nhân dân ta.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác ngắn nhất - Bài tham khảo 5

Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác ngắn nhất - Bài tham khảo 6

Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện nỗi niềm xúc động, lòng biết ơn sâu sắc của Viễn Phương - một nhà thơ miền Nam lần đầu ra Hà Nội và hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác. Cấu trúc của bài thơ như một hành trình miêu tả khoảnh khắc khi tác giả đứng trước lăng, khi xếp hàng và khi đứng trước di hài của Bác. Khổ thơ kết thúc bài thơ là một dấu lặng kết thúc hành trình ấy, bộc lộ niềm lưu luyến của Viễn Phương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Dòng thơ đầu tiên cất lên bỗng trào dâng mãnh liệt cảm xúc nghẹn ngào, như rưng rưng hàng lệ nơi khóe mắt: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Chỉ một chữ "thương" quen thuộc gắn với câu nói của người miền Nam mà như gói trọn biết bao thương yêu, xót xa và kính trọng. Câu thơ cất lên mà như nghẹn lại, xót xa đến vô cùng.

Tiếc nuối có, thương nhớ có, bởi vậy mà nhân vật trữ tình giã biệt mà vẫn khắc khoải bịn rịn, bày tỏ ước nguyện cá nhân:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Điệp ngữ "muốn làm" được nhắc đi nhắc lại đến ba lần cùng nhịp thơ dồn dập thể hiện khao khát chân thành, tha thiết của tác giả. Muốn làm con chim, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu, tất cả đều là những sự vật đời thường giản dị, gắn liền với thiên nhiên gần gũi. Muốn làm con chim để để mang tiếng hót vui vẻ đến với Bác, làm đóa hoa để tỏa hương tô điểm cuộc đời, đặc biệt là cây tre gần gũi ẩn dụ cho vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người Việt. Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ được nhấn mạnh với kết cấu đầu cuối tương ứng như một lời thề sắt son của nhà thơ nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. Mai trở về miền Nam nhưng tấm lòng chân thành đã được gửi lại trọn vẹn nơi lăng Bác. Ba câu thơ khuyết chủ ngữ ấy như là lời thay mặt cho triệu triệu đồng bào Việt Nam bày tỏ cảm xúc thành kính, tha thiết tới lãnh tụ.

Cả bài thơ là tiếng lòng của người con ra thăm lăng Bác, đặc biệt cảm xúc ấy được kết tinh trong khổ thơ cuối. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói riêng, nhân dân Việt Nam ta nói chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác cũng là ước nguyện đẹp nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của nhân dân ta.

Phân tích khổ cuối bài Viếng lăng Bác ngắn nhất - Bài tham khảo 7

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Những câu thơ của nhà thơ Bảo Định Giang là những nét vẽ tài hoa về nhân cách phẩm chất đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào vì có một vị cha già kính yêu cả cuộc đời đã hiến dâng cho non sông đất nước. Tri ân người rất nhiều văn nghệ sĩ đã có những vần thơ đẹp ca ngợi Bác. Trong đó bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương chính là tấm lòng thầm kính ngưỡng vọng là nén tâm hương mà nhà thơ ngưỡng vọng dâng lên Bác kính yêu. Bài thơ kết thúc với dòng cảm xúc:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương sáng tác trong dịp tác giả đến thăm nơi yên nghỉ cuối cùng của Bác Hồ. Bài thơ thể hiện niềm xúc động chân thành, lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc và nỗi niềm thương nhớ Bác Hồ của nhà thơ khi được đến viếng lăng Bác. Đến khổ cuối của bài thơ Viễn Phương đã bộc lộc niềm lưu luyến tiếc thương khi tạm biệt Bác trở về miền Nam.

Thương là xót xa vì nỗi đau mất mát đi người cha già kính yêu, nỗi đau ấy trào dâng thành nước mắt, mà cả dân tộc Việt Nam không kiềm lại được. Nỗi đau niềm thương tiếc của nhân dân Việt Nam đối với Bác làm cảm động cả tấm lòng trời đất khi:

Suốt mấy đêm dài đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa

Trong phút giây xúc động thiêng liêng, đứng trước sự vĩ đại sự hi sinh, lòng tận tụy của Người khiến nhà thơ xúc động tự nguyện muốn dâng hiến cuộc đời mình:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Chân bước đi mà lòng còn ngoảnh lại, lưu luyến không muốn rời, sức mạnh giá trị đạo đức Hồ Chí Minh níu kéo lòng người ở lại. Điệp ngữ “muốn làm” lặp đi lặp lại đã diễn tả tâm trạng vừa lưu luyến nhưng cũng đầy ước nguyện. Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót góp tiếng hát mang niềm vui đến cho Bác mỗi ngày, làm đóa hoa tỏa hương sâu sắc tô điểm cho cuộc sống đặc biệt làm “cây tre trung hiếu” chốn này, đứng cạnh mãi bên người, canh từng giấc ngủ cho người. Cũng là lời hứa nguyện sống xứng đáng với lời dạy của Người. Viễn Phương đã nói lên niềm mong ước của mình cũng như ước nguyện của tất cả mọi người dân Việt Nam muốn được gần bên Bác và lớn lên một chút:

Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

Ta bỗng lớn lên ở bên Người một chút.

............................

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm