Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội

Đề 1. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người.

Bài tham khảo

HỒ CHÍ MINH NHÂN CÁCH CỦA MỌI THỜI ĐẠI

CHO MỌI THẾ HỆ

... Hồ Chí Minh là người mà tôi dành nhiều thời gian nhất trong cuộc đời nghiên cứu lịch sử của tôi để tìm hiểu cho được đích thực tính cách của Người. Tôi thuộc thế hệ con cháu của Bác Hồ Chí Minh. Cho phép tôi được ca ngợi lời muộn mằn của hậu thế

Tôi đã tự bỏ “tiền túi” để từ Mỹ sang Pháp, Liên Xô cũ... Những nơi Bác Hồ đã đặt chân tới đó, để tìm những di tích gốc về Hồ Chí Minh. Tôi ở Liên Xô (cũ) một thời gian tương đối dài để nghiên cứu về Bác. Rồi đến các đảo lửa vùng đông bắc châu Mĩ, nơi Bác Hồ đã đi tàu xuyên đại dương đến đó. Tôi quyết tâm đi tìm được lại lịch văn hoá của Hồ Chí Minh, mặc dù ngày đó người ta chưa thừa nhận Người là danh nhân văn hoá thế giới. Khi tôi đến Luân Đôn để tìm hiểu thì rất rõ Nguyễn Ái Quốc kết thân với một số đại văn hào, các nghệ sĩ danh tiếng như Rô-manh, Đác-uyn, vua hề Sác-lô... theo kết quả tìm hiểu của tôi thì Người biết khá sành sỏi 12 thứ tiếng. Tôi xin ca ngợi lời ca đẹp nhất về Người, tôi ngưỡng mộ Người bằng cả đầu óc khoa học của tôi, đồng thời bằng cả trái tim của người con gái hậu thế.

Khi tôi đã yêu Người và tôn kính Người ở góc độ khoa học, thì tôi nghĩ ngay đến tượng thần tự do của quê hương tôi. Là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính khách khi họ đến tham quan, chiêm ngưỡng và ca ngợi Thần Tự Do, Nguyễn Tất Thành khi đến Niu Yóoc cũng đến chiêm ngưỡng Thần Tự Do. Mọi chính khách đều ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi “ngôi sao tảo sáng trên vòng nguyệt quế” “ánh sáng tự do”... duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem Thần Tự Do, nhưng chỉ nhìn xuống chân tượng, và ghi “ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân tượng Thần Tự Do thì người da đen đang bị chà đạp, số phận người phụ nữ đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.

Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành nhìn xuống chân tượng Thần Tự Do và ghi những ý kiến trên. Nguyễn Tất Thành nhìn số phận con người, không chiêm ngưỡng hào quang toả sáng từ bức tượng. Chính vì thế mà hôm nay tôi đến đây tìm con người này – Hồ Chí Minh, để xem giữa lời nói và việc làm của Người có tương phản không.

Hồ Chí Minh quả thật là con người nói và làm đi đôi. Tôi đã được phép vào nhà ở của Người, lục tìm tư trang của Người. Người không có của riêng. Thật rất lạ và rất hiếm... duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành ghi và làm những điều trên khi mình còn lầm than, rồi khi làm Chủ tịch nước 24 năm, cho đến lúc qua đời…

Hồ Chí Minh là một người cộng sản vĩ đại, là một siêu nhân. Người càng vĩ đại hơn ở chỗ Người là một con người bình thường, sống hoà lẫn vào trong cuộc sống của xã hội chứ không phải siêu phàm. Tôi đọc nhiều tư liệu về Người và biết người được nhiều phụ nữ yêu. Bà La-rét (Pháp) theo đuổi Nguyễn Ái Quốc nhiều năm, trong những đêm đi họp chi bộ về, hai người đi bên nhau bên bờ sông Xen, bà tỏ tình mà Nguyễn Ái Quốc không mềm lòng. Khi bà qua đời để lại cuốn nhật kí và hiện giờ con gái bà đang giữ. Tôi đã được đọc cuốn nhật kí đó. Con gái bà nói với tôi: “Mẹ tôi yêu Nguyễn Ái Quốc”. Đấy tôi phải tìm cho được những bằng chứng như vậy mới đủ cơ sở khẳng định nhân cách một con người của thời đại. Đúng, Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại.

Tôi cũng đến khách sạn Bô-xtơn ở đông bắc nước Mỹ, nơi Nguyễn Tất Thành ở đó làm thợ nặn bánh mì gần một năm trời, và sau này, chính các nhà đại văn hào châu Âu qua Mĩ đều ở khách sạn này. Nguyễn Tất Thành đã ghi lại tên tất cả những chính khách đến ở trong khách sạn. Ở đây có một cô gái quốc tịch Mỹ, gốc Pháp tên là Cô-lét đã yêu say đắm Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Tất Thành rất thích nghe hát và xem kịch, nhất là kịch cổ điển. Được biết Nguyễn Ái Quốc rất yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ thuật phong phú. Cô-lét khuyên dụ Người đi với bà và tỏ ý muốn kết hôn, nhưng Người đã tìm cách an ủi Cô-lét để từ chối bởi Nguyễn Tất Thành rời nước không phải để hoạt động chính khách mà Người đi tìm đường cứu nước. Sau đó một thời gian Cô-lét trở thành một nhà văn lớn có tên tuổi, và bà kể lại tâm sự của Nguyễn Tất Thành: “Nếu tôi muốn có một văn bằng thì tôi đã đi thi năm 1904 ở trong nước, vì lúc đó tôi có một người con gái quê nhà yêu mà đành bỏ lại trên bến cảng để ra đi”...

Tôi không coi vấn đề này quan trọng, tuy vậy thời gian tôi đến Liên Xô cũ, tôi cũng biết có một cô gái Nga yêu Người, yêu tới mức bà ta không lấy được Nguyễn Ái Quốc, đã suốt đời ở vậy cho đến già rồi chết. Có một nhân chứng người Nga, được ba người Nga đó tâm sự, kể lại với tôi rằng: “Hai người yêu nhau nhưng không dám lấy nhau. Nguyễn Ái Quốc nói lấy vợ thì phải để lại địa chỉ, phải có con, phải có trách nhiệm làm chồng làm cha và rồi thế nào mật thám cũng phát hiện ra. Cho nên Nguyễn Ái Quốc không lấy vợ và tôi cũng không lấy chồng”.. .

Như vậy, ta thấy Bác Hồ là một người như mọi người, cũng khát vọng tình yêu, cũng mong muốn có một mái ấm gia đình... Nếu có ai đó cho rằng những điều đó là bé nhỏ làm cho Bác Hồ kém vĩ đại đi là không đúng, vì chính những cái đó tôn thêm Bác càng vĩ đại, nhất là trong thời đại hiện nay.

Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về Hồ Chí Minh: Nền văn minh nhân loại thế kỉ XX tự hào có một vĩ nhân, được cả thế giới phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau.

(Theo J. XTIN-SƠN, Bản lược dịch của N.H)

(Bà J. Xin -sơn, nhà sử học Mĩ, đã tự bỏ tiền túi ra bôn ba vòng quanh thế giới theo dấu chân của Bác Hồ đã bôn ba đi tìm đường cứu nước “để tìm những chứng tích gốc“ về Hồ Chí Minh. Bà đã tìm được nhiều tư liệu mới. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ đã giới thiệu một số chi tiết trong những tư liệu đó, qua bài viết của bà sau khi đến Việt Nam.)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Các thành phần biệt lập

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Đánh giá bài viết
2 124
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm