Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Các thành phần biệt lập

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: Các thành phần biệt lập

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Các thành phần biệt lập là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Các thành phần biệt lập

I. Kiến thức cơ bản

• Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

• Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...)

• Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Thành phần tình thái

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.

a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

b. Anh quay lại nhìn con, vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

- Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện độ tin cậy của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu, chắc thể hiện độ tin cậy cao, có lẽ độ tin cậy thấp hơn.

- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng không có gì thay đổi? Vì các từ ngữ này thể hiện thái độ của người nói đối với sự việc.

2. Thành phần cảm thán

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.

a. , sao mà độ ấy vui thế.

(Kim Lân, Làng)

b. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

- Các từ in đậm trong những câu trên không chỉ sự vật hay sự việc.

- Nhờ những từ ngữ tiếp theo trong câu (sao mà độ ấy vui thế, chỉ còn năm phút nữa) mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hoặc kêu “trời ơi”?

- Các từ in đậm được dùng để giúp người nói giãi bày tình cảm và nỗi lòng của mình. “Ồ” thể hiện thái độ vui vẻ phấn khởi, “trời ơi” thể hiện sự luyến tiếc.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây.

Thành phần tình thái, cảm thán là thành phần in đậm và được gạch chân trong mỗi câu:

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

d. Ông lão bỗng dừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Câu 2. Hãy xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn)

+ Độ tin cậy thấp: Có lẽ, hình như, có vẻ như

+ Độ tin cậy ở mức vừa phải: Dường như, chắc là

+ Độ tin cậy ở mức độ cao: Chắc hẳn, chắc chắn

Câu 3. Hãy cho biết, trong số những từ có thể thay thế cho nhau trong câu sau đây (chắc, hình như, chắc chắn), từ nào cao nhất về độ tin cậy của sự việc, từ nào trách nhiệm đó thấp nhất. Tại sao tác giả Nguyễn Quang Sáng lại chọn từ chắc?

Với lòng mong nhớ của anh chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)

+ Trong ba từ thì từ chắc chắn có độ tin cậy cao nhất về sự việc, từ hình như có độ tin cậy thấp nhất, từ chắc độ tin cậy vừa phải.

+ Tác giả chọn từ chắc vì nhân vật tôi (người kể chuyện) cũng chỉ là phỏng đoán theo lôgic, chứ cũng chưa dám khẳng định một cách quả quyết sự việc sẽ xảy ra như thế.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,...), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

Xác ướp Ai Cập là một bộ phim thật ấn tượng đối với em, cảnh trong phim vô cùng tráng lệ từ bên ngoài cho tới hầm mộ nằm sâu trong lòng đất, từ cảnh trong hiện tại cho tới thời quá khứ... Dường như mọi người đều sợ hãi khi thấy cảnh sống lại của xác ướp cách cả hàng ngàn năm. Eo ôi! thật kinh khủng, có những cậu bé co rúm người, nhắm mắt lại không dám nhìn. Em cũng cảm thấy sờ sợ, nhưng vẫn rất thích, có những cảnh cả dòng sông dưới sức mạnh của xác ướp biến thành dòng thác khổng lồ đuổi theo kinh khí cầu của các nhà khảo cổ thật vô cùng hùng vĩ, còn rất nhiều hình ảnh thú vị khác... Xác ướp Ai Cập là một bộ phim hay, nếu chưa xem bạn không nên bỏ qua.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Soạn Văn 9: Các thành phần biệt lập

Đánh giá bài viết
1 813
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm