Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 18: Phép phân tích và tổng hợp
Giải bài tập Ngữ văn bài 18: Phép phân tích và tổng hợp
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 18: Phép phân tích và tổng hợp là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
I. Kiến thức cơ bản
• Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
• Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của một sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể sử dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận, giải thích, chứng minh.
• Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần bài học
Câu a. Ở phần mở đầu tác giả đã nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc không đẹp như mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết các áo.... Để từ đó đưa ra hai luận điểm chính cách ăn mặc đẹp đó là mặc để cho mọi người thấy đẹp và mặc phải phù hợp với hoàn cảnh, tác giả đã dùng phép lập luận theo lối phản đề để rút ra hai luận điểm đó.
Câu b. Sau khi đã nêu ra một số biểu hiện của những quy tắc ngầm về trang phục tác giả bài viết đã dùng phép lập luận tổng hợp để chốt lại vấn đề. Phép lập luận này thường đặt ở vị trí cuối bài văn.
III. Hướng dẫn luyện tập
1. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?
Để sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không phải chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn “tác giả đã phân tích lập luận như sau:
+ Nêu lên luận điểm cơ bản làm tiền đề cho lập luận.
+ Nêu hai giả thiết để chứng minh sự đúng đắn của tiền đề.
+ Từ tiền đề và giả thiết tác giả đi đến kết luận.
2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào? Phân tích lí do phải chọn sách để đọc tác giả nêu ra hai lí do:
+ Thứ nhất sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không có điều kiện để nghiền ngẫm cho kĩ.
+ Thứ hai sách nhiều dễ bị lạc hướng.
3. Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của đọc sách như thế nào?
Khi phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách, tác giả đã đưa ra ba lí do rất thuyết phục:
+ Thứ nhất sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
+ Thứ hai đọc sách là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ.
+ Thứ ba đọc sách là việc chuẩn bị cho con người phát hiện ra thế giới mới.
4. Qua đó, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
Lập luận có tác dụng làm rõ nội dung cần trình bày, làm rõ ý nghĩa của sự vật hiện tượng.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Đọc các đoạn văn sau và cho biết tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng như thế nào?
a. Đoạn văn của Xuân Diệu phân tích vẻ đẹp bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, tác giả đã vận dụng phép lập luận tổng hợp và phân tích. Câu đầu của đoạn đưa ra nhận xét khái quát về bản chất của một bài thơ hay: “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài thơ... không thể tóm tắt được mà phải đọc lại”.
Các câu tiếp theo tác giả phân tích vẻ đẹp của bài thơ trên các phương diện: Sắc màu, những cử động (yếu tố động) cách kết hợp từ ngữ …
b. Đoạn văn của Nguyên Hương phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thành đạt của con người, trong đó tác giả khẳng định nguyên nhân chủ quan của con người là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công.
Tác giả đã sử dụng phép lập luận nêu giả thiết và giải thích chứng minh.
Câu 2. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Sự học rộng lớn như đại dương không bao giờ vơi cạn, vì vậy muốn cho sự học có hiệu quả chúng ta có cách học nghiêm túc đúng đắn tránh lối học qua loa, đối phó, không học thật sự.
Vậy biểu hiện của lối học ấy như thế nào? Đó là lối học qua quýt, cho xong chuyện để đối phó với các kì kiểm tra chứ không phải học để nắm kiến thức, phát triển tư duy và tìm tòi ứng dụng trong thực tế. Lối học ấy chắc chắn sẽ dẫn tới càng ngày càng hổng kiến thức, sa sút và chán nản học hành, nó sẽ làm mất đi sự sáng tạo trong mỗi con người. Về lâu về dài cách học ấy sẽ dẫn đến cách làm việc cẩu thả tắc trách, làm cho xong chuyện thiếu tinh thần trách nhiệm, mà trong cuộc sống những con người như vậy sẽ phải gánh chịu thất bại nặng nề.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan