Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Bài 19: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

I. Kiến thức cơ bản

• Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

• Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định.

• Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a. Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

+ Trong văn bản tác giả bàn luận về một hiện tượng thường thấy trong đời sống: đó là bệnh lề mề coi thường giờ giấc ở một số người trong xã hội hiện nay.

+ Biểu hiện của bệnh lề mề: Đi học chậm trễ không đúng giờ quy định, có khi trễ cả tiếng đồng hồ.

+ Tác giả đã nêu rõ vấn đề được quan tâm một cách rất thấu đáo, để mọi người nhận ra biểu hiện của căn bệnh lề mề tác giả đã so sánh với việc không dám đi muộn khi đi nhà hát hay sân bay, tàu hoả của những người mang căn bệnh lề mề (vì quyền lợi bản thân).

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó? Tác giả đã nêu ra hai nguyên nhân của căn bệnh lề mề ở một số người:

+ Thứ nhất do thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọg người khác. .

+ Thứ hai do thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá những hiện tượng đó ra sao?

+ Tác giả đã phân tích ba tác hại lớn của căn bệnh lề mề:

- Thứ nhất gây hại cho tập thể phải kéo dài thời gian họp hoặc vấn đề được đưa ra không được bàn bạc thấu đáo.

- Thứ hai gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc, phải mất thời gian đợi người đến muộn.

- Thứ ba tạo ra một tập quán không tốt khi giờ họp trên giấy mời sớm hơn giờ họp trong thực tế.

+ Tác giả bài viết đã đưa ra đề nghị cần chấm dứt căn bệnh lề mề, làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

Đây là một bài viết có bố cục mạch lạc, các ý liên kết với nhau rất chặt chẽ các ý vừa làm tiền đề vừa bổ sung giải thích cho nhau:

+ Đoạn một và đoạn hai: Nêu lên hiện tượng của căn bệnh lề mề.

+ Đoạn ba: Phân tích nguyên nhân.

+ Đoạn bốn: Nêu lên tác hại của căn bệnh.

+ Đoạn năm: Nêu giải pháp khắc phục.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy nêu các sự việc hiện tượng tốt, đáng biểu dương của các bạn, trong nhà trường, ngoài xã hội hiện tượng nào đáng viết một bài nghị luận, hiện tượng nào không cần biết.

+ Những hiện tượng không cần viết thành bài nghị luận:

- Trực nhật lớp tốt.

- Đi học đúng giờ.

- Làm bài kiểm tra được điểm cao.

- Giúp đỡ bố mẹ làm cơm vv

+ Những hiện tượng cần viết thành bài nghị luận:

- Chống tiêu cực trong thi cử.

- Tinh thần vượt khó.

- Ý thức giữ gìn và bảo vệ của công.

- Lòng hiếu thảo, tình bạn cao quý.

- Ăn mặc phù hợp với lứa tuổi,...

Câu 2. Về hiện tượng mà giáo sư Nguyễn Khắc Viện đã thống kê.

Hiện tượng mà giáo sư Nguyễn Khắc Viện thống kê, hoàn toàn có thể viết được thành một bài văn nghị luận, bởi đây là một hiện tượng có tính chất nghiêm trọng nó ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mệnh của nhiều người trong xã hội.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Các thành phần biệt lập

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

Đánh giá bài viết
1 281
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm