Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

I. Kiến thức cơ bản

• Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.

• Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục: Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.

• Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ.

II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản

Câu 1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, thế hệ trẻ hiện nay là gì?

a. Thời điểm lịch sử, ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của bài văn

+ Thời điểm lịch sử: Tác giả viết bài văn này vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thiên niên kỉ diễn ra trên toàn thế giới. Đối với dân tộc công cuộc đổi mới đã đạt được những thành quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, và tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

+ Nội dung đề cập: Vấn đề mà tác giả đề cập ở đây là sự chuẩn bị hành trang để đất nước bước vào thế kỉ mới.

+ Ý nghĩa: Chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới, đó là vấn đề không chỉ có tính thời sự nóng hổi mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển và hội nhập của đất nước.

b. Yêu cầu nhiệm vụ của đất nước và thế hệ trẻ: Là phải nhìn nhận được những khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt nhịp kịp với bước đi của thời đại. Đồng thời phải biết phát huy những ưu điểm, những thế mạnh của mình. Đặc biệt thế hệ trẻ phải không ngừng hoàn thiện mình để gánh vác được trọng trách lịch sử, xứng đáng là chủ nhân thật sự của đất nước.

Câu 2. Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả? Trình tự dàn ý của bài văn như sau:

+ Sự cần thiết trong sự nhận thức của lớp trẻ về những cái mạnh cái yếu của con người Việt Nam.

+ Nêu và phân tích những đặc điểm của con người Việt Nam (cái mạnh cái yếu những mặt đối lập cùng tồn tại).

+ Sự cần thiết của việc con người Việt Nam phải tự thay đổi mình, hoàn thiện mình để hội nhập với toàn cầu.

Câu 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không, vì sao?

Trong những hành trang chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị về con người là quan trọng nhất bởi vì máy móc và các yếu tố khác có tân tiến hiện đại đến bao nhiêu cũng không thể thay thế được con người con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định tất cả.

Câu 4. Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời đại ngày nay?

Tác giả đã thẳng thắn phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam một cách cụ thể. Những mặt mạnh và mặt yếu ấy cùng song hành với nhau như những cặp đối lập cùng tồn tại mà chúng ta cần phải khắc phục và đồng thời phải phát huy.

+ Thứ nhất: Con người Việt Nam thông minh nhạy bén với cái mới, song lại hay bị những lỗ hổng kiến thức do khuynh hướng thiên lệch bởi sự học chay, học vẹt, khả năng thực hành bị hạn chế, không khắc phục được điều này thì sẽ không thích ứng được với nền kinh tế mới

+ Thứ hai: Con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tháo vát trong công việc, song lại thiếu sự cẩn trọng chưa có được thói quen tôn trọng những quy định của công việc là cường độ khẩn trương, chỉ loay hoay “cải tiến” làm tắt không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Đây sẽ là vật cản lớn của quá trình hội nhập.

+ Thứ ba: Con người Việt Nam có truyền thống lâu đời đùm bọc đoàn kết thương yêu nhau trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, thế nhưng trong sản xuất làm ăn lại có tính đố kị “trâu buộc ghét trâu ăn”. Điều này sẽ làm giảm đi sức mạnh và tính liên kết trong sản xuất.

+ Thứ tư: Con người Việt Nam có khả năng thích ứng nhanh điều đó sẽ giúp chúng ta mau chóng hội nhập, song trong hội nhập lại có thái độ cực đoan, thêm vào đó là sự khôn vặt không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong kinh doanh.

Câu 5. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

+ Nội dung nhận xét: Nội dung nhận xét của tác giả có điểm giống với các sách lịch sử và văn học ở chỗ là đã phân tích và nhận xét rất giống nhau về những ưu điểm, những thế mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, cần cù, sáng tạo, nhạy bén với cái mới, đoàn kết trong chiến đấu.... Thế nhưng điểm khác của tác giả không chỉ phân tích những ưu điểm của người Việt Nam theo một chiều cực đoan chỉ có ngợi khen mà còn phê phán đề cập đến những khuyết điểm, những hạn chế mà con người Việt Nam còn phạm phải như: Thiếu kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt, thiếu cẩn trọng…

+ Thái độ của tác giả: Thể hiện sự khách quan khoa học trong sự nhìn nhận đánh giá vấn đề, giúp chúng ta nhìn lại mình một cách đúng đắn chân thực. Như vậy chúng ta mới không ngộ nhận về mình (nếu chỉ khen một chiều) nhưng cũng không mặc cảm tự ti (nếu chỉ phê phán). Đó là sự đánh giá của con người giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, trăn trở nghĩ suy vì sự tồn vong của dân tộc trong con đường hội nhập.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Viết bài tập làm văn số 5 - nghị luận xã hội

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Các thành phần biệt lập

Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 20: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm