Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm học 2020 - 2021 (lần 2)

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm 020

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm học 2020 - 2021 (lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh định hướng phương pháp giải các bài tập cụ thể. Ngoài ra việc tham khảo tài liệu còn giúp các bạn học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải đề thi. Mời các bạn cùng tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯNG YÊN

KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THCS ĐỢT 2

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu :

"Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh

Người mua bán ra vào đầy cổng chợ".

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ)

Câu 1 (0,5 điểm) Em hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên .

Câu 2 (0,5 điểm) Tìm những hình ảnh gợi nhắc đến bức tranh thiên nhiên và hoạt động của con người trong khổ thơ trên

Câu 3 (1 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy .

Câu 4 (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa trong câu thơ: "Người mua bán ra vào đầy cổng chợ". Nêu tác dụng của cách dùng từ ấy .

Câu 5 (1 điểm) Nêu nội dung khái quát của khổ thơ trên .

PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu trong đó có câu văn chứa thành phần khởi ngữ (gạch chân dưới thành phần khởi ngữ) với câu chủ đề:

Tuổi trẻ cần biết ước mơ.

Câu 2 (4 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm 2020 lần 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1.

Thể thơ: 8 chữ

Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là biểu cảm

Câu 2.

- Hình ảnh gợi nhắc đến bức tranh thiên nhiên: Tia nắng tía, ruộng lúa, núi, đồi, ánh bình minh

- Hình ảnh gợi nhắc đến hoạt động của con người: mua bán ra vào

Câu 3.

- Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên: nhân hóa: nháy hoài, uốn mình, thoa son

- Tác dụng:

+ Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh

+ Ngợi ca bức tranh quê hương yên bình, hạnh phúc. Bức tranh mang vẻ đẹp tinh khôi, trong trẻo, rực rỡ sắc màu, đầy sức sống trong buổi sáng mùa xuân.

+ Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Câu 4. Từ trái nghĩa trong câu thơ: mua - bán, ra - vào

- Tác dụng: Làm nổi bật sự đông vui, tấp nập, nhộn nhịp của phiên chợ Tết.

Câu 5.

- Nội dung chính của khổ thơ: Cảm xúc yêu mến hân hoan của tác giả khỉ ngắm nhìn sự đổi thay của bức tranh thiên nhiên nơi làng quê khi mùa xuân đến, với những hình ảnh tươi mới sinh động, rực rỡ sắc màu của cảnh vật và hoạt động tấp nập, nhộn nhịp của con người. Qua đó ngợi ca cuộc sống bình yên, no ấm, hạnh phúc.

PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm).

Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu

- Có câu văn chứa thành phần khởi ngữ (gạch chân dưới thành phần khởi ngữ)

Yêu cầu về nội dung: Tuổi trẻ cần biết ước mơ.

Thí sinh có thể triển khai nội dung câu chủ đề theo nhiều hưởng, miễn là hợp lí, đúng đắn và làm sáng tỏ được chủ đề, có thể tham khảo gợi ý sau:

- Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được. Ước mơ chính là khát vọng, động lực để tuổi trẻ vượt qua khó khăn, vượt qua giới hạn của bản thân, đứng dậy sau những vấp ngã, vững bước đi đến thành công.

- Bước vào thời đại 4.0 tuổi trẻ càng cần biết ước mơ để tránh xa những cám dỗ, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội.

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức, để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

- Tuổi trẻ không có ước mơ sẽ không có động lực để vượt qua khó khăn, vượt qua giới hạn bản thân để vươn lên.

Câu 2 (4 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

Yêu cầu về nội dung:

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên:

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm sống với mây mủ, hoa, cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính nảy, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

+ Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Anh thanh niên là người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

+ Tuy công việc khắc nghiệt, gian khổ, nhưng anh luôn nghĩ và mong muốn “Làm khí tượng, ở độ cao như thế mới là lí tưởng chứ.” (...trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm mười hai mét...)..

+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: "...khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một minh được?”

+ Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày).

- Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, có tình yêu cuộc sống tha thiết, có lối sống khoa học:

+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản nhưng tốt đẹp.

+ Hàng ngày ngoài công việc anh còn tự mình trồng các loại hoa, để làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú. Điều này khiến ông họa sĩ cũng phải ngạc nhiên.

+ Cuộc sống hằng ngày tuy chỉ có một mình, song anh hết sức ngăn nắp, khoa học.

+ Anh còn thường xuyên đọc sách để nâng cao kiến thức và làm cho đời sống tinh thần phong phú.

- Anh thanh niên là người sống cởi mở, chân thành, hiểu khách (anh tăng bắc lái xe làm thất, mời ông họa sĩ, cô kĩ sự lên nhà, tặng hoa, tặng làn trứng khi họ trở về...),

- Anh là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé.

+ Theo anh ở một mình thì anh bạn trên Phan-xi-păng...một mình hơn.

+ Ông họa sĩ về anh thì anh tìm cách từ chối và giới thiệu cho ông những người khác như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, đồng chí nghiên cứu khoa học chuyên nghiên cứu sót.

+ Khi đoàn lái máy bay lên thăm và đại điện thông báo việc anh phát hiện đám mây khô... và cho rằng anh với bố: “Thế là một - hòa nhé!" thì anh cho rằng: “Chưa hòa đâu bác ạ”.

- Bằng tình huống truyện độc đáo và nhân vật chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, tác giả đã phác họa độ chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa, việc.

*Anh thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 của thế kỉ 20.

+ Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

+ Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm học 2020 - 2021 (lần 2) được VnDoc chia sẻ trên đây với 2 phần câu hỏi kèm theo câu trả lời, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Ngoài đề thi minh họa của Sở GD&ĐT Hưng Yên các bạn tham khảo các đề của các tỉnh khác nữa nhé

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên năm học 2020 - 2021 (lần 2). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 2.601
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm