Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh An Giang năm 2021
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh An Giang 2021
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh An Giang năm 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi được diễn ra vào ngày 29/05/2021. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết đề thi vào lớp 10 bên dưới đây
- 95 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán
- 40 Đề thi Toán vào lớp 10 chọn lọc
- 21 Đề thi vào lớp 10 môn Toán
- Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2020
- Tổng hợp đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán cả nước năm 2021 - 2022
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn thi: Ngữ văn (Chuyên) Khóa thi ngày: 29/05/2021 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu 1. (2.0 điểm)
Em hãy chỉ ra cái hay về nghệ thuật và nội dung của hai câu đối sau:
Bán rượu, bán trầu, không bán nước,
Buôn trăm, buôn chục, chẳng buôn quan.
Câu 2. (3.0 điểm)
Nếu phải chọn một trong ba thứ: tiền bạc, sức khỏe, trí tuệ, em sẽ chọn thứ nào?
Trình bày ý kiến của em về thứ mình chọn.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích ba thời điểm cuộc đời của người lính với vầng trăng qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Qua đó, em nhận ra được điều gì Nguyễn Duy muốn gửi gắm qua bài thơ?
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyt-đỉnh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Hướng dẫn giải chi tiết
Câu 1:
Bán rượu bán trầu không bán nước
Buôn trăm buôn chục chẳng buôn quan
Hai câu thơ trên nổi bật với nghệ thuật đối giữa cấu trên với câu dưới và phép điệp từ trong từng câu:
- Điệp từ “bán” ở câu đầu và “buồn” ở câu thứ hai làm cho câu thơ tăng tính nhịp điệu, giúp lời thơ giàu giá trị biểu đạt hơn.
- Phép đối giữa hai cấu tạo nên chỉnh thể cân xứng giúp làm nổi bật nện nội dung của hai câu thơ dân gian.
- Biện pháp chơi chữ, dựa vào đặc sắc về âm, tác giả dụng từ “không bán nước” với nghĩa bề mặt có thể hiểu là nước uống, nhưng hiểu sâu xa, chính là đất nước, là Tổ quốc của mỗi con người.
- Các đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ trên đã làm nổi bật nội dung đặc sắc về lòng yêu nước thầm kín trong hai câu thơ dân gian.
Câu 2:
Học sinh có thể trình bày theo sự lựa chọn của mình, lý giải hợp lý, thuyết phục.
Gợi ý:
- Lựa chọn sức khỏe.
* Lý giải:
- Giải thích:
+ Tiền bạc: Thể hiện cho của cải vật chất
+ Trí tuệ: Là khả năng thiên bẩm của mỗi người. Tuy nhiên có thể được mở mang, phát triển qua quá trình học hỏi, tích lũy.
+ Sức khỏe: Là thứ vô giá mà không thể dùng tiền bạc, vật chất hay trí tuệ để mua được.
- Chứng minh:
+ Sức khỏe tạo ra tiền bạc và trí tuệ: Có sức khỏe con người mới có thể làm việc để tạo ra tiền bạc. Có sức khỏe, con người mới có thể học hỏi trau dồi ở mang tri thức.
+ Sức khỏe là thứ quý giá nhất không mua được bằng tiền hay trí tuệ: Khi không còn sức khỏe con người. không thể dùng tiền hay trí tuệ để lấy lại nó. Con người một khi mất đi tiền bạc của cải sẽ nhờ sức khẻ và trí tuệ để lấy lại được, trí tuệ hạn hẹp có thể dùng sức khỏe và tiền bạc để mở mang. Nhưng khi mất đi sức khỏe, con người không chỉ đối diện với sự bế tắc đau đớn không cách nào thoát khỏi mà còn trở nên bất lực trước cuộc đời. Những thứ chờ đợi trước mắt chỉ là những gì đen tối nhất thậm chí chỉ còn là cái chết. (Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp, xác thực)
Câu 3:
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Duy
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm Ánh trăng.
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài: Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
1. Khái quát về bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài thơ ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình.
2. Vầng trăng trong quá khứ:
- Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sông, với bể,...
- Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh mình và trăng đã ở trong rừng cùng
=> Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
- “Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh, vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa.
- Trần trụi với thiên nhiên/ hồn nhiên như cây cỏ” .
=> Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”, so sánh độc đáo “hồn thiên như cây cỏ”.
=> cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng.
- Tình cảm gắn bó sâu sắc và thân thiết: “không... quên... vầng trăng tình nghĩa” -> thể hiện tình cảm thắm thiết với vầng trăng.
- Trăng như bạn thân tình, người bạn tri kỉ đối với tác giả:
+ Vầng trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cả trong hạnh phúc và gian lao..
3. Vầng trăng của hiện tại:
- Chiến tranh kết thúc:
+ Đất nước hòa bình.
+ Hoàn cảnh sống thay đổi: “Vầng trăng đi qua ngỏ – như người dưng qua đường”:
+ Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng.
+ Biện pháp nhân hóa, so sánh: “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”.
=> Khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm, phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.
- Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
+ Tình huống: mất điện, phòng tối om.
+ “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương đi tìm nguồn sáng
=> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình.
4. Cảm xúc của tác giả về trăng với con người:
-Tâm trạng buồn tủi của tác giả nhớ trăng kỉ niệm, nhớ trăng xưa tác giả cảm thấy cuộc sống thay đổi thì tình cảm cũng thay đổi theo cảm nhận về một quá khứ đẹp, một kỉ niệm sâu sắc với trăng
=> Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
5. Nguyễn Duy muốn gửi gắm qua bài thơ:
+ Bài thơ Ánh trăng là một trong những bài thơ vô cùng thấm thía mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả. Một triết lí sâu sắc về làm người. Con người không ngừng lao theo những thứ vật chất phù phiếm nên thường bỏ qua những thứ giản dị mộc mạc gắn bó với mình. Vì thế hãy sống thủy chung với quá khứ bởi nó chính là sợi dây kết nối mãnh liệt với hiện thực và đời sống con người trong hiện thực và tương lai.
+ Đồng thời bài thơ nhắc nhở một lẽ sống tốt đẹp của con người cũng là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung trong quá khứ.
6. Nghệ thuật
- Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
- Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ, rút ra bài học nhận thức và hành động bản thân.
Để ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 của các tỉnh khác nhé
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2021 Trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP. HCM (đề chung)
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán năm 2021 Trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP. HCM (đề chuyên)
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021 Trường Phổ Thông Năng Khiếu, TP. HCM (đề chuyên)
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Bạc Liêu năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán chuyên tỉnh An Giang năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Long An năm 2021
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh An Giang năm 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt