Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Lạng Sơn năm 2021 được diễn ra ngày 9/6/2021. Dưới đây là đáp án chi tiết do giáo viên VnDoc biên soạn và giải đáp các em học sinh tham khảo chi tiết tại đây nhé

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phép lặp: ông

Câu 2.

Theo đoạn trích, ông Hai muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…

Câu 3.

Nỗi nhớ làng của ông Hai vô cùng sâu đậm, cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên.

PHẦN LÀM VĂN

Câu 4.

Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Gợi ý:

1. Thiên nhiên là gì? Môi trường tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra cho con người như không khí, bầu trời, rừng, nước, động vật, thực vật… Con người sống và tồn tại không thể tách rời khỏi môi trường tự nhiên.

2. Ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.

- Môi trường tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của con người.

+ Cây xanh nhờ có quá trình quang hợp, cung cấp khí oxi cho con người hô hấp, duy trì sự sống trên trái đất.

=> Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, khí cacbonic (CO2) , chế tạo ra tinh bột, các chất hữu cơ cần thiết cho cây và nhả khí ôxi (O2).


+ Thiên nhiên cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu (dầu mỏ, khí đốt, than…), lương thực, thực phẩm (ngô, khoai, sắn…), dược phẩm (Cây thuốc nam), cảnh đẹp .... phục vụ cho nhu cầu của con người.

+ Môi trường tự nhiên là không gian sống của con người và sinh vật.

+ Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật. Cung cấp nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, nước…

+ Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên. Tuy nhiên chức năng này là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.

3. Con người phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên:

+ Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện, quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…

+ Đối với rác thải: Hạn chế sử dụng túi nilon. Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên. Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng giấy một mặt… Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, phải tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, picnic, nên thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng và vứt đúng nơi quy định. Tránh vứt rác xuống dòng sông, lòng đường, hè phố.

+ Đối với cây xanh: Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng.

+ Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…

+ Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông, ao hồ, bờ biển…

4. Liên hệ rút ra bài học: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta.

Đoạn văn sưu tầm:

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những công việc đầy khó nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Con người từ lâu đã dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất.

Câu 5.

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Viễn Phương (1928 - 2005) là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.

+ Bài thơ Viếng lăng Bác (1976) không chỉ là nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng của Viễn Phương thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu thống nhất.

- Dẫn dắt, giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Hai khổ thơ đã bộc lộ tâm trạng nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre bên lăng Bác, cảnh vật quanh lăng và đoàn người vào viếng lăng.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1976 khi Viễn Phương được vinh dự cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất và lăng Bác vừa được hoàn thành.

- Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

* Phân tích hai khổ thơ đầu

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” -> lời tự giới thiệu như lời tâm tình nhẹ nhàng.

+ Cách xưng hô “con - Bác” thân thương, gần gũi, diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.

+ “Con” ở đây cũng là cả miền Nam, là tất cả tấm lòng của đồng bào Nam Bộ đang hướng về Bác, hướng về vị cha già kính yêu của dân tộc với một niềm xúc động lớn lao.

+ Nhà thơ sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” một cách tinh tế -> Cách nói giảm, nói tránh nhằm làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát.

=> Bác đã mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi trong trái tim nhân dân miền Nam, trong lòng dân tộc.

- Cảnh quang quanh lăng Bác:

"...Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng."

+ Hình ảnh hàng tre

Trong màn sương trắng, hình ảnh gây ấn tượng nhất đối với tác giả là hàng tre.
Từ “hàng tre” được điệp lại hai lần trong khổ thơ gợi lên vẻ đẹp đẽ vô cùng của nó.
Phép nhân hóa trong dòng thơ: “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giúp hình ảnh hàng tre hiện lên càng thêm đẹp đẽ vô cùng.
=> Hình ảnh hàng tre là hình ảnh thực hết sức thân thuộc và gần gũi của làng quê, đất nước Việt Nam; bên cạnh đó còn là một biểu tượng con người, dân tộc Việt Nam kiên trung bất khuất.

+ Thành ngữ “bão táp mưa sa” nhằm chỉ những khó khăn thử thách của lịch sử dân tộc tộc.

+ Dáng “đứng thẳng hàng” là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ.

=> Niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc, con người Nam Bộ, những cảm xúc chân thành, thiêng liêng của nhà thơ và cũng là của nhân dân đối với Bác kính yêu.

Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng

- Hình ảnh vĩ đại khi bước đến gần lăng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân.

+ Cụm từ chỉ thời gian “ngày ngày” được lặp lại như muốn diễn tả hiện thực đang vận chuyển của thiên nhiên, vạn vật mà sự vận chuyển của mặt trời là một điển hình.

+ Hình ảnh "mặt trời"

“mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực : mặt trời thiên tạo, là nguồn sáng của vũ trụ, gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống và ánh sáng.
“mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ sáng tạo và độc đáo : hình ảnh của Bác Hồ vĩ đại. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh của dân tộc ta.
- Hình ảnh dòng người đang tuần tự tiến vào thăm lăng Bác:

+ Tác giả đã liên tưởng đó là “tràng hoa” được kết từ dòng người đang tuần tự, trang nghiêm bước vào viếng lăng, như đang dâng hương hoa lòng thơm ngát lên Bác kính yêu.

=> Sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc và nỗi tiếc thương vô hạn của muôn dân đối với Bác.

* Đặc sắc nghệ thuật trong khổ 1, 2

- Cảm xúc dâng trào, cách diễn đạt thật chân thật, tha thiết

- Hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ

- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.

- Hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm, tạo nên niềm đồng cảm sâu sắc trong lòng người đọc.

c) Kết bài

- Đánh giá khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021

Để ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 của các tỉnh khác nhé

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
3 1.130
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm