Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nam Định năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm 2020
HOT: Điểm thi, điểm chuẩn vào lớp 10 tỉnh Nam Định năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nam Định năm 2020. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo
Lưu ý đề thi chính thức: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Nam Định năm 2020
- Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020
- 100 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nam Định năm 2020
Phần 1: Trắc nghiệm
1.D
2.B
3.A
4.B
5.A
6.D
7.B
8.A
Phần 2: Đọc hiểu
Câu 1:
Tự sự
Câu 2:
Vì cậu đã nhận được một món quà vô cùng ý nghĩa, tràn đầy tình yêu thương, lương thiện của cô bé, mà không bị yêu cầu hổi đáp bất cứ thứ gì. Món quà ấy tuy nhỏ những đã giúp cho cậu bé vừa đủ đầy vè cơ thể, vừa ấm áp về tinh thần. Hành động của cô bé đã giúp cậu có thêm động lực, niềm tin vào lòng tốt của con người, để vươn lên trong cuộc sống.
Câu 3:
Bài học về lòng lương thiện, yêu thương giữa con người với con người. Và hơn cả chính là việc luôn trao đi, cho đi những điều tốt đẹp mà mình có thể trao được và không đòi hỏi những hồi báo. Khi đó không chỉ chúng ta giúp được cho người khác, mà còn khiến chính mình cảm thấy vui và hạnh phúc hơn. Bởi khi ta trao đi chính là ta đã nhận lại 1 thứ gì đó rồi. Đồng thời, phải biết khắc ghi những lòng tốt dã được nhận, và đền đáp nó khi ta có khả năng.
Phần 3: Làm văn
Câu 1:
HS chỉ viết từ 10 đến 15 câu không viết dài hơn. Nhớ đánh số thứ tự trước mỗi câu.
1. Mở đoạn
Dẫn vào vấn đề cần bàn luận "trao đi mà không ghi nhớ, nhận về mà không lãng quên"
2. Thân đoạn (luôn có dẫn chứng cụ thể)
- Giải thích sự trao đi và lòng lòng biết ơn khi nhận về là gì?
- Biểu hiện của sự trao đi và lòng biết ơn?
- Cần có thái độ, tâm thế gì khi trao đi và nhận được trong cuộc sống
- Ý nghĩa, vai trò của sự trao đi và lòng biết ơn trong cuộc sông đối với mỗi người và cộng đồng.
- Hiện trạng của việc trao đi và biết ơn trong xã hội hiện nay (cả tích cực và tiêu cực)
- Biện pháp, cách thức để khơi dậy trong mỗi người nhận thức và hành động về việc trao đi và thái độ cần thiết khi nhận về.
- Liên hệ đến bản thân em
3. Kết đoạn
- Tổn kết những quan điểm, cảm nhận của em về vấn đề vừa bàn luận.
Câu 2:
1. Mở bài
Dẫn dắt đi vào quan điểm của đề đưa ra "Người nghệ sĩ không chỉ lắng nghe nỗi niềm của con người mà cò biểu đạt nó một cách nghệ thuật"
2. Thân bài
a. Giải thích quan điểm
- Người nghệ sĩ có sứ mệnh lắng nghe nỗi lòng của trăm họ, những tâm tư, tình cảm của con người rồi đưa vào văn chương.
- Văn chương không chỉ thể hiện những tình cảm của con người, mà còn thể hiện chúng 1 cách nghệ thuật (chứ không đơn giản là viết ra mà thôi)
→ Nói về 2 mặt nội dung - nghệ thuật của văn chương.
b. Chứng minh cho quan điểm bằng đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích những giá trị nội dung của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để chứng mình cho giá trị lắng nghe, đồng cảm những tâm tư, tình cảm con người của văn chương.
- Phân tích những giá trị nghệ thuật của đoạn trích trong Kiều ở lầu Ngưng Bích để chứng mình cho giá trị biểu đạt một cách nghệ thuật nội dung của văn chương.
→ Phân tích kết hợp 2 yếu tố nội dung - nghệ thuật này:
- Phân tích 4 câu đầu:
- Động từ “xót” lại kết hợp với câu hỏi tư từ: thể hiện sự đau đớn của nàng khi nhớ về cha mẹ
- “Nắng mưa”: ẩn dụ thời gian trong tâm tưởng của Kiều khi xa gia đình
- Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: làm nổi bật sự lo lắng của Kiều, rồi đây ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi oi nóng, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời giá lạnh
⇒ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy Kiều vẫn lo cho cha mẹ ⇒ một người con có hiếu
- Phân tích 8 câu thơ cuối: Tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm trước tương lai sóng gió
+ 2 câu đầu: Bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn
- “Mênh mông cửa bể chiều hôm”: Giữa không gian bao la mênh mông Kiều cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết
- Hình ảnh “con thuyền” gợi sự cô đơn, Kiều đang nhớ gia đình, không biết bao giờ mới được trở về
⇒ Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy.
+ 2 câu tiếp: Cảnh hoa trôi mặt nước
- “Buồn trông”: gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định
- Từ “trôi”: chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, nhũng cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như số phận Kiều cũng thế
+ 2 câu tiếp: Cảnh nội cỏ rầu rầu
- Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ ⇒ thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng ⇒ bút pháp tả cảnh ngụ tình
- Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều
⇒ Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều
+ 2 câu cuối: Cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai
- Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh”: ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng
- Nhân hóa “sóng kêu”: gợi hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều và quanh Kiều
- “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều
⇒ Câu thơ thể hiện dự cảm của Thúy Kiều về cuộc đời mình nhiều gian truân sóng gió
c. Mở rộng
- Cần kết hợp nhuần nhuyễn cả về nội dung và nghệ thuật thì mới tạo nên được một tác phẩm văn chương có ý nghĩa, giá trị.
3. Kết bài
- Khái quát lại các quan điểm, cảm nhận của em về nhận định
- Tổng quát các đặc sắc nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ trích trong Kiểu ở lầu Ngưng Bích
- Khẳng định nhận định lại 1 lần nữa
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Nam Định năm 2020
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tây Ninh năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Cà Mau năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hòa Bình năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nam Định năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt