Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 khác nhau. Mời các bạn tham khảo

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2020

I. Đọc hiểu

Câu 1:

  • Lời cảm ơn được nói khi chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ một ai khác, dù lớn hay nhỏ, dù về mặt tinh thần hay vật chất.
  • Lời xin lỗi được nói ra khi chúng ta đã làm hay nói ra một điều gì đó ảnh hưởng, va chạm hay tổn thương người khác.

Câu 2:  Trong nhiều trường hợp khác, thì lời cảm ơn và xin lỗi còn có thể là lời nói mở đầu cho một cuộc hội thoại, một lần bắt chuyện. Ta có thể xin lỗi trước khi thực hiện một hành động không thể không làm và biết trước nó sẽ làm phiền người khác (ví dụ: xin lỗi nhưng anh có thể cho tôi lên trước được không?).

Câu 3: Các nguyên nhân cơ bản:

  • Do sự lỏng lẻo của các chuẩn mực ứng xử, đạo đức trong xã hội
  • Do lối sông công nghiệp hiện đại khiến con người thay đổi các ứng xử, giao tiếp với nhau
  • Do bản tính một người không thích nói lời cảm ơn, xin lỗi
  • Do những hình ảnh người lớn trong xã hội (không thích nói cảm ơn, xin lỗi với người nhỏ hơn) làm ảnh hưởng đến những thế hệ sau.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến cho rằng Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Bởi ứng xử có văn hóa đơn giản chính là sự lễ nghĩa, tôn trọng người khác trong giao tiếp. Khi chúng ta biết nói lời cảm ơn lúc được giúp đỡ, và biết nói xin lỗi khi làm phiền người khác. Tự nhiên mọi người sẽ đều cảm thấy thoải mái, cảm thấy có ấn tượng tốt với đối phương. Khi đó, trong mắt đối tượng giao tiếp, chúng ta là một người lịch sự, thấu hiểu lí lẽ. Vậy nên, để là một người có văn hóa trong giao tiếp, chúng ta luôn cần nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi khi cần thiết.

II. Làm văn

Câu 1:

Ông cha ta từng nói rằng "Lời nói gió bay". Thế nhưng, có rất nhiều câu nói thực sự có giá trị, sức nặng vô cùng. Trong đó có lời xin lỗi. Lời xin lỗi được thốt lên khi ta cảm thấy bản thân đã làm phiền, gây ảnh hưởng đến người khác. Và câu nói ấy như một hình thức đến đáp, xin được tha thứ vì hành động đã gây nên. Có khi chúng ta sẽ được yêu cầu phải xin lỗi, và có lúc không phải. Thế nhưng lời xin lỗi là luôn cần thiết. Bởi nó thể hiện sự hối lỗi của chính bản thân ta, đồng thời thể hiện được sự chân thành, trung thực và có văn hóa trong giao tiếp. Tuy nhiên, lời xin lỗi chỉ có giá trị khi nó đồng điệu với suy nghĩ, cảm xúc của người nói. Nếu trong thâm tâm ta không thấy hối lỗi, không muốn xin lỗi thi lời nói ấy cũng chỉ như "cánh bướm đậu rồi lại bay" mà thôi. Muốn có sức nặng thì một lời nói ra phải xuất phát từ sâu trong nội tâm của mỗi người. Trong xã hội hiện nay, xuất hiện hai thái độ tiêu cực của lời xin lỗi. Có những người không chịu xin lỗi dù bản thân đã làm sai. Lại có những người luôn nói lời xin lỗi rất nhanh, rất nhiều nhưng lại không bao giờ nhận ra lỗi của mình và sửa nó cả. Ở những người như vậy đều có một điểm chung là thái độ ơ hờ, vô trách nhiệm với hành động của bản thân. Khi đó, vô hình chung họ sẽ trở thành những con người vô văn hóa và bị mọi người xa lánh. Thế nhưng, nếu ta sử dụng lời xin lỗi một cách hợp lý và chân thành, thì nó sẽ trở thành một chiếc cầu nối kéo ta lại gần với mọi người hơn và giúp ta sửa đổi, hoàn thiện chính mình. Vì thế, đừng bao giờ quên nói xin lỗi và quên khắc ghi những lời xin lỗi của chính bản thân bạn nhé!

Câu 2: 

1- Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu về nhà thơ Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, và 2 khổ thơ đầu bài thơ (có thể dẫn vào từ văn học kháng chiến chống Mĩ).

2- Thân bài

Nội dung chính của 2 khổ thơ này chính là tư thế thế ung dung hiên ngang của người lính

a- Khổ thơ 1

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

→ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

→ Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.

- Hình ảnh người lính lái xe

  • - Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

→ Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

  • Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.
  • Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

b- Khổ thơ 2

- Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy

- Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn

  • Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo
  • Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất
  • Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...
  • Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn

- Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh

- Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có... ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị

→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Tiền Giang năm 2020

Các bạn tham khảo thêm đáp án: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Tiền Giang năm 2020

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Tiền Giang năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm