Câu 1. Thành phần biệt lập phụ trú: - mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước.
Câu 2. Phép liên kết nổi bật được sử dụng trong đoạn trích: Phép lặp cấu trúc: "Tôi vẫn".
Câu 3. Mỗi người già là một thư viện bởi vì họ - những người già - tích lũy, trau dồi bao kiến thức, kinh nghiệm suốt chiều dài thời gian. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy ngày một dày và cao lên theo độ tuổi. Và với mỗi người già, kho tri thức lại phong phú, đa dạng khác nhau. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy chính là những thư viện vô giá.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi người.
- Khẳng định: Mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận vấn đề
- Mẹ là người đưa ta đến với cuộc đời; là người mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày chào đón ta đến với thế giới tươi đẹp.
- Nhờ dòng sữa của mẹ, nhờ lời hát ru ngọt ngào và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, ta lớn lên từng ngày.
- Mẹ là vầng mặt trời của đời ta, người luôn yêu thương ta vô điều kiện.
- Mẹ yêu thương, ở bên ta mọi lúc mọi nơi: đồng hành cùng ta trong những bước chân đầu tiên, trong niềm vui và cả nỗi buồn. Bởi vậy, nhà thơ Chế Lan Viên mới viết: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".
- Mẹ là người duy nhất có thể hi sinh tính mạng để bảo vệ chúng ta. (Dẫn chứng: Người mẹ ung thư từ chối điều trị để sinh con: Con khỏe mạnh, mẹ phục hồi tốt - chị Nguyễn Thị Liên...)
3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người và không thể thay thế.
Câu 2
1, Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
2, Thân bài:
a, Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
+ Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
+ Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
+ Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
+ Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
+ Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.
- Cảm xúc của tác giả:
+ Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
+ Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b, Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
- Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
- Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo
3, Kết bài:
- Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.