Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2021

Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Văn năm 2021 có đáp án vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đây là đề thi vào lớp 10 môn Văn lấy từ các tỉnh trên cả nước cho các bạn đánh giá so sánh đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 khác nhau. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bình Dương

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn thi: NGỮ VĂN.

Ngày thi: 08/7/2020

Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian phát đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buym - đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cổ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm) 015

Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0.5điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1.0 điểm)

Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020 Sở GD&ĐT Bình Dương

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy

Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng"

Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình.

Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ.

Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

* Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống

* Bàn luận vấn đề

* Giải thích khái niệm:

- Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...

- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.

- Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống:

+ Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu.

+ Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.

+ Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.

- Vì sao phải có lòng khoan dung?

+ Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.

+ Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.

+ Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.

Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.

- Rút ta bài học:

+ Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

+ Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy.

Câu 2 (5.0 điểm)

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên

II. Thân bài:

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m).

Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.

Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

Tham khảo thêm: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Tham khảo thêm: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Bình Dương năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đỗ - trượt… Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường khi họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình, và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn. Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương XII, trang 236)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)

b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)

c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã học không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết." (1,0 điểm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2020

Tham khảo: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2020

Hiện tại đề thi vào lớp 10 của các tỉnh chưa đầy đủ, VnDoc sẽ cập nhật thường xuyên các bạn hãy truy cập thường xuyên để tham khảo đề thi mới nhất của các tỉnh trên cả nước nhé

Trên đây VnDoc đã chia sẻ Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020. Hy vọng với đề thi này sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới.

.............................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
22 73.183
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm