Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm 2020

VnDoc xin giới thiệu Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Mời các bạn cùng tham khảo

Lưu ý: Điểm chuẩn, điểm thi vào lớp 10 tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

I. Phần Đọc hiểu

1- PTBĐ chính là nghị luận

2- TP biệt lập: chắc chắn (TP biệt lập tình thái)

3- BPTT ẩn dụ ở hình ảnh "đóa hoa" và "gieo mầm". Giúp tăng sự liên tưởng, tưởng tượng, tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn. Từ đó nhấn mạnh rằng chúng ta hãy luôn vươn lên, cố gắng để tỏa hương, để khẳng định giá trị bản thân.

4- Em rút ra được rẵng mỗi con người tồn tại trên thế giới này đều có những đặc điểm riêng biệt, có những giá trị, ý nghĩa riêng không thể bị che lấp được. Chính vì vậy, việc của em chính là không ngừng cố gắng trao dồi và thể hiện bản thân, cống hiến cho cộng đồng.

II. Phần Tập làm văn

Câu 1:

1- Mở đoạn

-Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công.

2- Thân đoạn

-Giải thích về các từ khóa:

  • Sự tự tin là niềm tin vào khả năng, tài năng, bản lĩnh của chính bản thân mình.
  • Chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa - ẩn dụ cho việc ta có thể đạt được kết quả, chạm đến đích 1 cách nhanh chóng, dễ dàng.

→ Câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của sự tự tin đối với việc đạt được thành công trong cuộc sống.

-Bàn luận về vấn đề: dựa trên các luận điểm cơ bản sau (có dẫn chứng cụ thể):

  • Trong cuộc sống sự tự tin là điều luôn cần thiết trong mọi lĩnh vực, hoạt động, giao tiếp của con người.
  • Khi có sự tự tin ta mới có thể thể hiện, giãi bày được những suy nghĩ, tài năng, cá tính của chính bản thân mình.
  • Sự tự tin giúp ta dám suy nghĩ, dám ước mơ, và dám thực hiện, dám làm những điều chưa ai làm.

→ Từ đó, các cơ hội sẽ đến và ta sẽ nắm bắt được chúng, thực hiện chúng và đạt đến thành công.

-Mở rộng vấn đề:

  • Sự tự tin cần đi đôi với năng lực, và bản lĩnh tương xứng (tránh việc tự tin thái quá khi mình không đủ khả năng)
  • Không nên vì tự tin quá mức mà bỏ ngoài tai những lời khuyên nhủ, đóng góp của người khác.
  • Cần có đủ sự tự tin để không tự ti quá về bản thân.

-Thực trặng sự tự tin trong cuộc sống hiện nay (đa số/thiểu số)

-Cách để khơi dậy sự tự tin trong mỗi con người và cân bằng sự tự tin ấy.

3- Kết đoạn

-HS tóm lược lại nội dung bài viết và 1 lần nữa chốt lại ý kiến Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công.

Câu 3:

1- Mở bài

-HS dẫn dắt, giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng.

2-Thân bài

-Khổ 2:

  • Phép so sánh sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép liệt kê “thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.
  • Ngỡ: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại
  • Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi

→ Mạch thơ biến đổi (so với khổ 1) đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.

-Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại

  • Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.
  • Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương”- cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng
  • Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ

→ Hoàn cảnh sống thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ

-Khổ 4: tình huống bất ngờ xuất hiện

  • Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện
  • Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng
  • Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.

→ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.

- Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng

  • Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
  • Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
  • So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.

→ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức

- Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng

  • Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
  • Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
  • Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người vô tình.

→ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.

3-Kết bài

-Tóm lược lại những giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng đặc sắc của bài thơ.

-HS liên hệ mở rộng sang những tác phẩm văn học khác cũng nói về mối quan hề giữa con người và thiên nhiên.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):

Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Ngữ liệu 1:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, rồi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội nhà văn, 2016, tr.51)

Ngữ liệu 2:

Sứ mệnh của hoa là nở Cho dù không có những ưu thể đến như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

[...]

Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

(Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

Câu 1 (0,5 điểm):

Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (0,5 điểm):

Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn."

Câu 3 (1,0 điểm):

Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của phép tu từ trong câu "Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu."

Câu 4 (1,0 điểm):

Từ hai ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) triển khai luận điểm - Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công.

Câu 2: (5,0 điểm)

Viết bài văn trình bày cảm nhận về các khổ thơ sau:

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr.156)

Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm