Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Giang

Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Giang được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu được tuyển tập đề thi của tỉnh Bắc Giang qua các năm kèm theo đáp án cho các bạn so sánh. Mời các bạn tải về tham khảo, chuẩn bị tốt cho kì thi vào THPT sắp tới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

ĐỀ SỐ 1

Đề tham khảo thi vào 10 Bắc Giang môn Văn năm 2019

Câu 1 (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa xuân đã tràn về phủ hơi ấm lên mặt đất và không gian. Dù cái lạnh còn phảng phất nhưng đã nghe trong gió cái nồng nàn của sự sinh sôi. Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng. Buổi chiều nhẹ như tơ vương. Tiếng gà gáy vọng trên đồi nghe sao mà ấm áp. Đâu đó trong con ngõ nhỏ, đài nhà ai phát đi bài hát “Mùa xuân đầu tiên” của Văn Cao với những lời tha thiết: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về... Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người...”. Cảm giác thơ thời, nhẹ nhõm ùa vào lòng.

(Theo Đi giữa trời xuân - Bảo Trâm, Tạp chí Sông Thương, Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang, số 1/2014, tr.16)

a. Xác định từ láy trong các câu văn sau: Tiếng cỏ bật mầm non tí tách dưới mưa xuân. Tiếng chồi non khe khẽ cựa mình trong ánh sáng.

b. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Buổi chiều nhẹ như tơ vương.

d. Đoạn trích khơi gợi trong em tình cảm gì?

Câu 2 (2.0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2013, tr.156)

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

a) Xác định từ láy: Tí tách, khe khẽ

b) Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích: "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về ....Từ đấy biết yêu người"

c) Biện pháp tu từ: So sánh

Tác dụng: Miêu tả khung cảnh buổi chiều nhẹ nhàng như một sợi tơ còn vương đó làm ta khó thể nắm bắt mà chỉ thưởng thức vẻ đẹp của nó mà thôi.

d) Đoạn trích trên giúp em liên tưởng tới khung cảnh mùa xuân đã về và đem tới sự tươi mới cả làn không khí xuân tươi trẻ và khỏe khoắn. Của những mầm non vươn mình, của sự vật thiên nhiên thay đổi xung quanh ta. Mỗi khoảnh khắc của mùa xuân đẹp tuyệt vời biết mấy.

Câu 2:

1. Giải thích thế nào là tình yêu thương người:

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh

- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.

2. Biểu hiện của tình yêu thương con người:

a. Trong gia đình:

- Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ

- Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ

b. Trong xã hội:

- Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

- Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí.

3. Nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương con người

- Tình yêu thương con người là lẽ sống của mỗi người

- Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau

Câu 3:

HS làm theo gợi ý sau

1. Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Ánh trăng và khổ cuối bài thơ

2. Thân bài:

Trăng mang đến ánh sáng dịu dàng

- Vẻ đẹp tròn đầy của vầng trăng tượng trưng cho những gì viên mãn nhất

- Trăng lưu giữ quá khứ, đong đầy kí ức tuổi thơ, năm tháng chiến trận

- Trăng không một lời trách móc "im phăng phắc", không một ánh mắt hờn giận vì ai đó dửng dưng, vô tình với mình.

- Ánh trăng kia chẳng nói một lời mà lòng người vẫn thổn thức, xót xa và dằn vặt bởi sự vô tình của chính mình

=> Vầng trăng bảo dung, thủy chung và tình nghĩa

=> Vầng trăng thức tỉnh lương tri của con người

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của khổ thơ

Bài Văn Mẫu

Vầng trăng đi vào hồn thơ của biết bao thi nhân thế giới, và ở văn học Việt Nam, trăng cũng đã chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác. Đó là ánh trăng chiến đấu nơi rừng xa trong thơ Chính Hữu, là ánh trăng rằm ngời sáng dịu dàng trong thơ Tản Đà, là ánh trăng đẹp tri âm tri kỉ trong các thi phẩm của Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy cũng mang đến cho thơ ca hiện đại Việt Nam một vầng trăng nghĩa tình, thủy chung qua bài "Ánh trăng". Kể về ân tình thủy chung của vầng trăng và sự vô tình của lòng người, khổ cuối bài thơ được coi là khổ thơ chứa đựng nhiều suy tư, chiêm nghiệm nhất bài thơ.

"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình"

Trăng là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người, vẻ đẹp ấy không chỉ đến từ ánh sáng dịu dàng, vẻ đẹp tròn đầy của vầng trăng mà nó còn là tượng trưng cho những gì viên mãn nhất. Từ láy "vành vạnh" càng gợi cho ta cảm giác đủ đầy, không thiếu thốn cũng chẳng dư thừa, trăng lúc này đây chất chứa những yêu thương của quá khứ vẹn nguyên, những lòng bao dung của hiện tại và sự bất diệt của tương lai. Dấu ấn quá khứ với những kí ức tuổi thơ, những ngày đi lính cùng trăng đồng hành nếu ai đó đã vô tình quên thì trăng vẫn ở đó, vẫn lưu giữ đầy những yêu thương của kỉ niệm. Trăng không một lời trách móc "im phăng phắc", không một ánh mắt hờn giận, vẫn cứ thế toả sáng dịu dàng, toả sáng những ân tình cao đẹp. Trăng im lặng, dùng ánh sáng của mình mà thức tỉnh con người, thức tỉnh sự lặng im của những tâm hồn đang "dửng dưng" với quá khứ.

Vầng trăng vẫn tĩnh lặng, bao dung, tình nghĩa như vậy, thế nhưng lòng người đâu thể đứng yên như ánh trăng trên trời xa kia chứ, cái "giật mình" đáng sợ cũng chính là lúc mà người ta đang cảm thấy ăn năn, hối hận với quá khứ, với vầng trăng và với cả chính mình. Vòng xoáy của cuộc sống với những đổi thay, những tiện nghi hiện đại cuốn con người theo, họ chới với trong thực tại mà quên mất đi những kí ức đẹp đẽ, quên mất đi những "bạn đồng hành" cùng ta trước đây. Ánh trăng kia chẳng nói một lời mà lòng người vẫn thổn thức, xót xa và dằn vặt bởi sự vô tình của chính mình.

Có người thấy sự im lặng của vầng trăng chính là sự bao dung mà nghiêm khắc của trăng đối với con người, thế nhưng tôi lại thấy ẩn sâu trong sự tĩnh lặng ấy là tình nghĩa vẹn nguyên, là lòng bao dung, yêu thương chẳng hề vơi cạn của vầng trăng, dẫu con người vô tình mà lãng quên đi những kỉ niệm thì vầng trăng vẫn ở đó, bao dung, vị tha cho mọi lỗi lầm.

Đêm về khi bóng tối tràn tới, trăng vẫn sáng soi, toả rạng khắp mọi chốn, từ rừng già tới biển bạc, từ chốn làng quê yên bình đến nơi phố thị phồn hoa. Dù con người có cần, có chờ, có đợi hay không thì trăng vẫn ở đó, giúp đời, làm đẹp cho đời.

Lối thơ 5 chữ cùng giọng điệu suy ngẫm, triết lí, đoạn thơ cuối bài như một thông điệp gửi đến cho chúng ta. Trong cuộc sống này, dù cho có bộn bề với những lắng lo của thực tại hay có ấm êm, vui sướng, đủ đầy thì cũng đừng quên quá khứ, bởi đó chính là những đôi cánh đưa chúng ta đến tương lai. Lòng thủy chung, nghĩa tình sẽ bồi đắp cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn, giàu có hơn.

Tài liệu còn nhiều mời các bạn tải về để tham khảo trọn bộ nội dung

Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Giang được VnDoc chia sẻ trên đây là tài liệu hay, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới

............................................

Ngoài Bộ đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bắc Giang. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
3 7.871
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm