Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô trong quá trình giảng dạy, ôn luyện kiến thức đã học cho các bạn đồng thời cũng giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề thi tuyển sinh vào lớp 10 khác nhau. Mời các bạn tham khảo

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án chính thức đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020 do đội ngữ giáo viên VnDoc giải đáp

I. Đọc hiểu

1- Theo tác giả, một thực tế chúng ta cần nhìn thấy chính là trong xã hội này mỗi người đều có công việc, vị trí của riêng mình, và phần lớn trong số đó họ làm những công việc bình thường, với một vị trí bình thường, nhưng những đóng góp của họ vẫn đáng được ghi nhận, vẫn góp phần không hề nhỏ xây dựng đất nước, xã hội chứ không hề tầm thường.

2- Phép liên kết được sử dụng là phép thế, dùng từ "điều đó" để thay thế cho phần nội dung của câu đứng trước "phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường".

Hoặc là sử dụng phép nối, bằng cách sử dụng quan hệ từ (kết từ) "nhưng" để nối 2 câu lại với nhau.

(HS trả lời 1 trong 2 phép liên kết)

3- Những câu hỏi tu từ được đưa ra không phải để hỏi cụ thể một loại đối tượng nào, và cũng không thực sự tìm kiếm cho câu trả lời là "Ai?". Câu hỏi này được đưa ra để chính mỗi người tự hỏi trong thâm tâm mình, tự vấn chính mình về vấn đề đó. Và tất nhiên câu trả lời cũng sẽ tự nhiên mà xuất hiện. Câu trả lời đó cũng không để nói cho ai, không để rao giảng với ai. Mà là để ta tự mình hiểu, tự mình thay đổi và hành động. Khi đọc những câu hỏi ấy, ta sẽ tự mình hiểu và chấp nhận rằng cần phải có những con người làm công việc bình thường, thầm lặng thì mới có thể cân bằng và phát triển xã hội. Đó chính là tác dụng của những câu hỏi tu từ trong văn bản.

4- Em đồng ý với ý kiến "Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận". Đây là một chân lý mà ai cũng cần thấu hiểu để có thể hướng bản thân tới những giá trị trong cuộc sống. Bởi không có ai là dư thừa hay vô ích cả. Mỗi người khi tồn tại đều mang trong mình những giá trị riêng, ý nghĩa riêng. Trước hết là chính bản thân họ, sau là với gia đình và xã hội. Dù là làm việc nhỏ hay lớn, việc bình thường hay vĩ đại cũng là chúng ta đang cống hiến cho cộng đồng. Bởi phải có người làm việc nhỏ thì việc lớn mới có thể thành công. Phải có người làm nên các viên gạch thì mới có những công trình vĩ đại được. Hay đơn giản chỉ là chúng ta trồng một cây xanh, vứt rác vào thùng, dùng túi vải... cũng đã là những việc có ích rồi. Mỗi người tùy vào lứa tuổi, năng lực của mình làm làm việc và cống hiến, thì khi đó sẽ thể hiện được vai trò của mình. Từ đó nhận được sự công nhận của gia đình, xã hội và chính mình.

II. Làm văn

Câu 1:

Trong cuộc sống hiện nay, để có thể khẳng định được vị trí của bản thân, tạo dựng những giá trị tốt đẹp thì mỗi người đều cần phải không ngừng vươn lên. Vươn lên ở đây chính là việc ta phải cố gắng, nỗ lực nâng cao, hoàn thiện những gì còn thiếu sót, chưa tốt ở chính mình. Bởi con người ta không có ai là hoàn hảo cả. Ai cũng có những khuyết điểm cần bổ sung, cũng có những sở đoản cần khác phục, cũng có những thiếu sót cần sửa chữa. Chính vì vậy chúng ta cần không ngừng vươn lên. Vươn lên để hoàn thiện, phát triển, khẳng định giá trị bản thân. Nếu một khi chúng ta ngừng vươn lên, ngừng làm cho bản thân tiến bộ thì khi đó, ta đã đứng yên, đã dừng lại, và lùi dần về phía sau của cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta không thể cứ vươn lên một cách mù quáng, không có đích đến rõ ràng. Và cần phải nắm chắc một điều là đích đến ấy là mục tiêu chúng ta có thể đạt được và cần đạt được. Chúng ta không nên nhìn chăm chú vào một cái đích viển vông, quá xa vời hay không thực tiễn để tiến đến. Điều đó chỉ làm ta lùi bước lại chứ không khiến chúng ta tiến lên. Chúng ta chỉ thực sự vươn lên thành công khi có một mục đích rõ ràng. Và quan trọng không kém chính là tạo cho mình một động lực mạnh mẽ, sự kiên trì, bền bỉ. Khi đó ta sẽ thực sự tiến bộ rõ ràng.  Mỗi học sinh chúng ta, có thể đặt ra những mục tiêu ngắn hạn để vươn lên. Chẳng hạn như được điểm cao hơn môn Toán, được danh hiệu học sinh Giỏi, thi đỗ vào ngôi trường mong muốn... Khi có mục tiêu rõ ràng như vậy, cũng cần phải có sự quyết tâm, cố gắng kiên trì hết sức mình thì các em mới đạt được nó. Và khi đạt được rồi, các em sẽ nhìn ra những con đường xa hơn và lại tiếp tục nỗ lực vươn lên. Đó là một quá trinh bất tận và liên tục không ngừng nghỉ. Bởi con người để tồn tại có giá trị, có vị trí thì cần không ngừng vươn lên.

Câu 2:

1- Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng, về tác phẩm Chiếc lược ngà. Sau đó đi vào giới thiệu nội dung trọng tâm cần làm rõ: tình cảm sâu nặng của một người cha dành cho con gái mình.

2- Thân bài

HS làm rõ tình cảm sâu nặng của ông Sáu dành cho bé Thu theo diễn biến của mạch truyện:

a. Lúc còn ở rừng: Ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con, mong ước được sống với tình yêu thương của con

b. Khi được về phép để gặp con:

- Thuyền chưa cập bến đã nhảy vội lên bờ gọi con - nỗi nhớ mãnh liệt và niềm hạnh phúc vô bờ thể hiện qua hành động vội vàng này của ông (Đáp lại bé Thu ngạc nhiên, sợ hãi, vụt bỏ chạy)

- Ông Sáu khao khát tình cảm của con bao nhiêu thì bé Thu lại hoàn toàn lạnh lùng trước mọi tình cảm của cha

  • Ông càng xích lại gần, bé Thu càng lùi xa
  • Ông càng chiều bé Thu bao nhiêu, bé Thu càng lẩn tránh
  • Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu càng cố tình trốn tránh
  • Ngay cả khi bé Thu bị lâm vào thế bí “nồi cơm sôi sùng sục nó cũng không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong đợi”
  • Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu là hành động đỉnh điểm nhất khiến ông Sáu thực sự đau lòng

⇒ Những hành động thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của một người cha. Chính vì yêu thương nên ông muốn được gần gũi con mình. Và cũng vì yêu thương con nên khi bé Thu phản ứng dữ dội, ông đã chấp nhận im lặng, không ép buộc em.

c. Giây phút chia tay gia đình để trở lại chiến trường

- Tuy không miêu tả chi tiết ông Sáu, nhưng qua những hành động ôm hôn dồn dập của bé Thu cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tình phụ tử quấn quít, thân thương. Và càng thương xót trước sự chia ly này.

d. Khi ông Sáu ở trên chiến trường đến lúc ông ra đi

- Ở chiến trường, những không lúc nào ông nguôi nhớ về con, về những điều đã xảy ra trong những ngày nghỉ phép.

- Ông Sáu thương nhớ con, ân hận vì mình đã đánh con. Sự ân hận của một người cha, đánh con 1 cái nhưng cha đau cả trăm lần.

- Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm chiếc lược ngà thực hiện lời hứa với con. Chiếc lược được làm vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận từng chi tiết từ đôi bàn tay to lớn của người đàn ông thô kệch, nhưng nó vẫn vô cùng đẹp, bởi tình yêu thương đã đong đầy trong đấy.

- Khi bị thương nặng ông đã dồn tất cả tàn lực của mình trao chiếc lược ngà cho ông Ba như một lời chăng chối cuối cùng. Trong những giây phút cuối cùng của sinh mạng mình, điều ông nhớ nhất, trăn trở nhất vẫn là lời hứa với đứa con gái bé bỏng của mình. Điều đó khắc họa được tình cảm cha con sâu nặng, bất diệt không dì phai nhạt được.

3- Kết bài

  • HS tóm lược lại những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm.
  • HS mở rộng liên hệ với những tác phẩm văn học khác cùng chủ đề.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Thanh Hóa năm 2020

Đáp án đề thi vào 10 môn Ngữ Văn tỉnh Thanh hóa 2020

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm