Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2020

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi vào lớp 10 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo

HOT: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2021

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Quảng Ngãi năm 2020

I. Đọc hiểu

Câu 1: PTBĐ Nghị luận.

Câu 2: Từ nó được dùng để thay thế cho "lòng tự trọng"

Câu 3: Nếu không có lòng tự trọng chúng ta sẽ trở nên thiếu khôn ngoan, không có đủ những hành động đúng mực, chuẩn xác, ta sẽ thiếu đi sự chủ động và can đảm trong cuộc sống. Từ đó, ta khó mà yêu thương, tôn trọng những giá trị của chính bản thân mình cũng như người khác.

Câu 4:

Em đồng ý với ý kiến đó. Bởi vì lòng tự trọng chỉ xuất hiện khi chúng ta biết đề cao những giá trị của mình, yêu thương, nâng niu, thừa nhận, xác định những giá trị, phẩm chất của chính mình, khi đó chúng ta đang tôn trọng bản thân mình. Chỉ khi chúng ta có những giá trị, chúng ta tôn trọng các giá trị đó, thì khi đó ta mới có thể có lòng tự trọng. Khi chính chúng ta không tôn trọng chính chúng ta thì lòng tự trọng không thể nào xuất hiện được.

II. Làm văn

Câu 1:

Trong học tập và rèn luyện, mỗi học sinh chúng ta cần có rất nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp để có thể đạt được những thành tích tốt và hoàn thiện bản thân, trong đó lòng tự trọng cũng hết sức quan trọng. Lòng tự trọng giúp chúng ta nhìn lại và định giá bản thân. Nó sẽ là động lực thôi thúc chúng ta không ngừng học tập, nỗ lực vươn lên, đạt được những kết quả tốt hơn nữa. Để khẳng định giá trị của bản thân. Lòng tự trọng sẽ giúp chúng ta không sa ngã vào những cám dỗ xấu xa của cuộc sống, như trốn học, nói dối... để tập trung vào việc học. Đồng thời nó giúp chúng ta trung thực trong học tập, thi cử. Bởi khi có lòng tự trọng, học sinh sẽ không có những hành vi gian dối như không làm bài tập, dùng tài liệu, chép bài... Tuy nhiên chúng ta cũng cần cân bằng lòng tự trọng với khả năng, môi trường học tập của bản thân. Không nên vì thỏa mãn lõng tự trọng của mình mà đua đòi hay đặt ra những mục tiêu quá xa vời, làm khó bản thân. Hay xa cách với bạn bè, thầy cô. Chỉ cần chúng ta biết cân bằng lòng tự trọng của bản thân, để nó được phát huy phù hợp thì đó sẽ là một nguồn động lực mạnh mẽ, giúp chúng ta đạt kết quả tốt trong học tập, rèn luyện, đồng thời tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, thày cô.

Câu 2:

1. Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu về Truyện Kiều, nhà văn Nguyễn Du và đoạn trích trong đề.

2. Thân bài

Phân tích các câu thơ (đi từ yếu tố ngôn từ, nghệ thuật để làm rõ nội dung)

a. Miêu tả nhan sắc nàng Kiều

  • “Kiều càng sắc sảo mặn mà”: khái quát đặc điểm của nhân vật
  • Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn”: gợi đôi mắt đẹp trong sáng, long lanh, linh hoạt như nước mùa thu, lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân ⇒ phẩm chất tinh anh của tâm hồn, trí tuệ
  • “Hoa ghen... kém xanh”: Vẻ đẹp khiến thiên nhiên nổi giận ⇒ dự báo cuộc đời lắm truân chuyên

b. Miêu tả tài năng nàng Kiều

- Không chỉ tả nhan sắc, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vào sự tài năng của Thúy Kiều “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”: Kiều thông minh và đa tài

  • Tài năng của đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến: hội tụ đủ cầm kì thi họa “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
  • “Cung thương làu bậc...một trương”: Tác giả nhấn mạnh tài đàn của Kiều
  • “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”: Kiều còn giỏi sáng tác, khúc bạc mệnh của Kiều phải chăng là tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm

⇒ Thúy Kiều là một nhân vật hiện lên với sự toàn tài

⇒ Nét đẹp, tài năng báo hiệu trước cuộc đời đầy dông bão tương lai của nàng Kiều.

3. Kết bài

  • Tóm tắt lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
  • Có sự so sánh mở rộng với hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm văn học khác.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020

Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Quảng Ngãi năm 2020

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
3 10.461
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm