Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ái Mộ, Long Biên năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ái Mộ, Long Biên

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ái Mộ, Long Biên năm học 2017 - 2018 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi thử vào lớp 10 môn Văn dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10 năm 2020

UBND QUẬN LONG BIÊN

TRƯỜNG THCS ÁI MỘ

NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT VÒNG III

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian: 90 phút

Ngày: 15/5/2018

PHẦN I (4,5 điểm)

Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa.” của Nguyễn Thành Long

….- Chào anh - Đến bậu cửa nhà họa sỹ bỗng quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh.

- Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại, tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn vào mắt anh- những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy…

1. Đoạn văn kể về cuộc chia tay của những nhân vật nào? Theo em cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa họ có gì đặc biệt mà khi chia tay chủ nhân các vị khách lại lại lưu luyến đến vậy?

2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu chủ đề của truyện? Qua tác phẩm nhà văn muốn nhắn nhủ điều gì với người đọc?

3. Tìm và ghi lại thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên?

4. Từ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong văn bản trên, ta hiểu Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong lao động, học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay

Phần II (5,5 điểm):

Kết thúc một bài thơ rất hay về người lính, có một nhà thơ đã viết:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

1. Cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ

2. Câu thơ cuối gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong bài thơ ấy cũng có hình ảnh trái tim? Cho biết điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của hai hình ảnh thơ này?

3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách tổng hợp-phân tích-tổng hợp làm rõ hình ảnh hình ảnh những chiếc xe và chân dung người chiến sĩ lái xe. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán, thành phần biệt lập tình thái. (gạch chân, chú thích rõ)

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ái Mộ

Câu

Phần I (4,5 điểm)

Điểm

Câu 1

1,0 điểm

HS nêu đúng:

- Đó là cuộc chia tay của Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với ông họa sĩ và cô kĩ sư

- Hai vị khách lưu luyến vì:

+ Họ bắt gặp ở anh thanh niên những phẩm chất và đức tính tốt đẹp đáng khâm phục

+ Anh đã khơi gợi trong họ nhiều cảm xúc: Ông họa sỹ thấy yêu thêm mảnh đất và con người Sa Pa, tìm được cảm hứng sáng tạo nghệ thuật; cô kĩ sư thấy con đường mình lựa chon lên miền núi công tác là đúng đắn, trong cô bừng dậy những tình cảm lớn lao cao đẹp

0,25

0,25

0,5

Câu 2

1,0 điểm

- Truyện được kể theo ngôi thứ 3

- Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng đất nước.

- Lời nhắn nhủ của nhà văn với người đọc:

+ Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc.

+ Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp sẽ làm nên vẻ đẹp đích thực của mỗi con người, có sức thuyết phục, lan toả với những người xung quanh

0,25

0,25

0,5

Câu 3

0,5 điểm

- Thành phần tình thái: Chắc chắn

- Thành phần phụ chú: những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy

0,25

0,25

Câu 4

2,0 điểm

HS đảm bảo các yêu cầu

Hình thức:

- Là một đoạn văn nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt đúng độ dài theo quy định diễn đạt sinh động, đủ độ dài quy định…

Nội dung:

HS bày tỏ suy nghĩ riêng của mình nhưng phải đảm bảo một số ý sau:

+ Khái niệm: Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.

+ Ý nghĩa: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong lao động, học tập cũng như trong cuộc sống…. Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp và đúng mức.

+ Biểu hiện: thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn, có phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.

+ Phê phán: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. …

+Liên hệ bản thân về nhận thức và hành động

(Khuyến khích HS có suy nghĩ riêng nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Phần nêu trách nhiệm cần chân thành. Không cho điểm những đoạn có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Nếu đoạn văn quá dài quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,5 điểm.

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

Câu

Phần II ( 5,5 điểm)

Câu 1:

0,5 điểm

- Nhan đề: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Tác giả: Phạm Tiến Duật

0,25

0,25

Câu 2

1,5 điểm

Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng phải làm rõ các ý sau

- Câu thơ: “Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”

- Giống nhau: Đều diễn tả tình yêu đất nước cháy bỏng trong lòng người chiến sĩ

- Khác nhau:

+ Hình ảnh: “Con đường chạy thẳng vào tim” vừa gợi lên một con đường có thật khi xe lao nhanh, nhưng đằng sau hiện thực ấy là hình ảnh con đường chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc, thôi thúc các anh tiến lên phía trước

+ Hình ảnh: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” là ý chí kiên cường bất chấp gian nguy của người chiến sĩ lái xe. Đây là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp của người lính, khái quát toàn bộ tinh thần, ý chí quật cường của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 3

3,5 điểm

HS hoàn thành đoạn văn:

*Đạt yêu cầu về hình thức

- Đúng mô hình đoạn văn nghị luận T-P- H (đủ số câu từ 12-> 15 câu)

* Tiếng Việt:

+ Sử dụng câu cảm thán (có gạch dưới và chú thích)

+Sử dụng thành phần tình thái (có gạch dưới và chú thích)

* Nội dung:

- HS biết khai thác tín hiệu nghệ thuật trong câu thơ để làm rõ:

+ Hai câu đầu: điệp ngữ, liệt kê nhấn mạnh sự thiếu thốn đến mức trần trụi của những chiếc xe, qua đó cho thấy gian khổ khó khăn ngày càng chông chất, mức độ ác liệt của chiến trường ngày càng tăng lên

+ Nhưng điều kỳ diệu là những chiếc xe vẫn chạy. Bom đạn kẻ thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không làm nó dừng bước….

+ Hai câu sau có sự đối lập với hai câu trước khẳng định trái tim là sức mạnh của người lính

+ Hình ảnh” Trái tim” vừa là hoán dụ vừa là ẩn dụ, hội tụ vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất người lính…..

* Diễn đạt được song ý chưa thật sâu 1,5đ

* Chủ yếu là diễn xuôi, mắc một vài lỗi diễn đạt 1,0đ

* Ý quá sơ sài, nhiều lỗi diễn đạt 0,5đ

Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm

Không chú thích rõ, không cho điểm.

0,5

0,5

0,25

2,25

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ái Mộ, Long Biên năm học 2017 - 2018. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
3 1.144
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm