Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình năm 2019 (thi lại)

Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Quảng Bình

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình năm 2019 (thi lại) do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi tham khảo vào lớp 10 môn Văn dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Văn. Mời các bạn cùng tham khảo

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”.

Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.

Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người.

Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

- Hết -

Gợi ý đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Quảng Bình

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

Câu 2. (0,5 điểm) Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi"

Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến "Gieo nhân nào gặt quả nấy"

Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình.

Câu 4. (1,0 điểm)

Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Giới thiệu lòng thương người: Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lòng thương người.

Bàn luận vấn đề

1. Giải thích thế nào là lòng thương người:

- Lòng thương người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau.

- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.

2. Biểu hiện

a. Trong gia đình:

- Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ

- Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

- Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ

- Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa an hem với nhau.

*Trong xã hội:

- lòng thương người là truyền thống đạo lí:

“bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

3. Phê phán bác bỏ những người không có lòng thương người:

- Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương

- Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh

Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về lòng thương người

Câu 2. (5,0 điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Ví dụ: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

1. Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

2. Phân tích nhân vật anh thanh niên

a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình

b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)

+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

- Hành động, việc làm đẹp

+ Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

+ Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

+ Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

- Anh thanh niên đại diện cho người lao động

+ Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

+ Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Bình năm 2019 (thi lại). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 862
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm