Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Đồng Nai năm 2021

Đề thi môn Văn chuyên vào lớp 10 - Đồng Nai năm 2021

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Sở GD&ĐT Đồng Nai năm 2021 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi gồm 2 câu hỏi với thời gian 150 phút, với đề thi này hi vọng sẽ giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Chúc các bạn ôn thi tốt

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đề thi môn Văn chuyên vào lớp 10 - Đồng Nai năm 2021

Câu 1 (4,0 điểm)

"Tốn bao nhiêu tiền ăn học, tại sao điểm thi thấp thế nay? Sao chỉ có ăn với học mà làm bài cũng không xong? Con phải cố gắng đậu trường A, bố mẹ đặt hết hi vọng vào con". Đó là những lời bố mẹ luôn nói với tôi. Lúc ấy tôi chỉ muốn trả lời rằng: "Con muốn sống một cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt".

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Đồng Nai năm 2021

Đáp án đề thi môn Văn chuyên vào lớp 10 - Đồng Nai năm 2021

Câu 1:

Cách giải:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con muốn sống một cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt.

II. Thân đoạn:

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tư duy áp đặt.

b. Học sinh có thể trình bày theo cách của mình nhưng cơ bản cần đạt được các ý sau: Giải thích: Tư duy áp đặt là kiểu tự duy luôn cho mình là đúng, bắt buộc người khác phải suy nghĩ và hành động theo quan điểm của mình. Phân tích, bình luận:

- Suy nghĩ của người mẹ áp đặt lên con cái: Tốn bao nhiêu tiền ăn học, tại sao điểm thấp thế này?, Con phải đấu trường này....

- Mặt hạn chế:

+Với người mang tư duy áp đặt: luôn có cái nhìn phiến diện, một chiều, không tiếp thu cái mới, không khắc phục được khuyết điểm, hạn chế của bản thân...

+ Với người bị áp đặt: không dám sống với suy nghĩ, sở thích, cá tính của riêng mình, luôn cảm thấy không được là chính mình, thấy cuộc sống tẻ nhạt...

+ Với xã hội: sự áp đặt của người lớn lên suy nghĩ và hành động của thế hệ trẻ sẽ tạo ra những lớp người thụ động, lười nhác trong suy nghĩ và làm việc, thích dựa dẫm, ngại sáng tạo đổi mới, làm cho xã hội, đất nước trì trệ, tụt hậu...

- Con muốn sống một cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt: Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống và thể hiện mình” theo hướng tích cực, truyền cảm hứng cho người khác và lan tỏa những điều tích cực cho xã hội

- Mở rộng, nâng cao vấn đề, rút ra bài học:

+ Cần phân biệt tư duy áp đặt với sự quyết đoán cần thiết trong những tình huống cụ thể và dám chịu trách nhiệm về quyết định của chính mình.

+ Người trẻ cần có thái độ lễ phép, trân trọng tiếp thu hợp lí ý kiến người lớn tuổi, người đi trước; mạnh dạn trao đổi, khéo léo thuyết phục khi đưa ra chủ kiến hay tranh luận.

c. Đảm bảo kết cấu đoạn văn chặt chẽ, trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp...

III. Kết đoạn:

Bài học nhận thức và hành động.

Câu 2:

Cách giải:

1. Giải thích

- Việc đặt tên cho tác phẩm được so sánh với việc đặt tên cho một con người: nhấn mạnh vai trò của nhan đề một tác phẩm.

-“Từng chữ được tác giả lấy tâm hồn và nước mắt làm mực”: phương tiện làm nên nhan đề cho tác phẩm không phải chỉ là ngôn ngữ mà ngôn ngữ đó được tác giả chọn lựa kĩ lưỡng, dùng cả trái tim, sự xúc động, mái, nước mắt của mình để viết ra những lời gan ruột, chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

- Nhan đề mở đầu tác phẩm với ước ao của tác giả là “chạm đến trái tim người đọc”, ý nghĩa tác phẩm xuất hiện ngay từ đầu nhan đề, làm người đọc rung động, từ đó mở ra tâm thế đi vào thế giới trong văn bản tác phẩm.

-> Nhan đề góp phần định hình tư tưởng tác giả, chủ đề tác phẩm.

Trên thế giới, chúng ta thấy những nhan đề của các cuốn sách kinh điển cũng là chắt lọc tâm huyết của nghệ sĩ. Nếu bài thơ “Tôi yêu em” của thi hào Nga Pus-kin được khởi nguồn từ mối tình không thành với con gái viện sĩ viện Hàn lâm Nga thì cuốn Anna Karenina của Lev Tolstoy được lấy ý tưởng từ con gái của Pus-kin. Đó là cô Maria Pushkina. Trong lần đầu gặp gỡ Pushkina tại bữa ăn tối, Lev Tolstoy đã bắt đầu lưu ý tưởng viết cuốn sách ấy. Cũng có thể nói con gái nhà thơ Pushkin chính là nguyên mẫu của hình tượng nàng thơ Anna Karenina trong cuốn tiểu thuyết cùng tên. Nhan đề không chỉ gợi đến hình tượng trung tâm – nhân vật chính của truyện mà còn có giá trị khái quát. Qua cuộc ngoại tình ép le, chấm dứt bằng cái chết tội lỗi và bị thảm của Anna Karenina, cuộc sống gia đình lục đục của Oblồnxki, mối tình trắc trở nhưng hạnh phúc của Lêvin, cùng đời sống tình cảm phức tạp của nhiều nhân vật khác, nhà văn đã đặt ra vấn đề tình yêu và hôn nhân như một sự việc cá nhân và xã hội. Bên cạnh chủ đề trên, nhà văn còn đưa ra nhiều vấn đề xã hội khác, có tầm quan trọng lớn hơn nhiều, chủ yếu bằng cách thông qua nhân vật Lêvin: đó là các vấn đề lý tưởng xã hội, vấn đề dân tộc, nông thôn, chính trị, giáo dục....

Từ “Anna Karenhina” chúng ta thấy có nhan để tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao cũng để lại ấn tượng sâu sắc. Lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”: nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bị quan của tác giả về số phận của người nông dân. Sau đó Nhà xuất bản Đời Mới đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo – thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm. Phải đến khi có tên là Chí Phèo” mới khái quát hết ý nghĩa. Nhan đề “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cổ độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan để này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện. Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chỉ là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chỉ bị cự tuyệt quyển làm người. Nam Cao phát hiện trong sâu thẳm con người ấy là bản tính lương thiện. Chỉ cần một chút tình thương nhen nhóm sẽ bùng lên. Cuối cùng nhà tình yêu của Thị Nở, Chí được thức tỉnh. Anh đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

2. Chứng minh

Học sinh sử dụng nhan đề của hai tác phẩm văn học chạm đến trái tim” em để làm rõ.

Có thể tham khảo hai dẫn chứng như sau:

a. Mùa xuân nho nhỏ

Nhiều thi sĩ xưa nay đã từng gắn mùa xuân với nhiều tình ngữ đẹp đẽ khác nhau như: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Mùa xuân hồng (Xuân Diệu), Xuân nhân loại (Tố Hữu),...

- Thanh Hải lại có “Mùa xuân nho nhỏ” thật mới mẻ, bất ngờ, đẹp đẽ, độc đáo mà tự nhiên, hợp lý.

+ “Mùa xuân” là khái niệm chỉ thời gian thiên về cái trừu tượng, khái quát, vô hình.

+ “Nho nhỏ” lại là khái niệm để chỉ không gian, thiên về cái hữu hình, cụ thể.

- > Sự gắn kết 2 khái niệm tưởng rất xa nhau ấy thành cụm từ “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo bất ngờ, thú vị và đa nghĩa của Thanh Hải. Nếu 2 chữ “mùa xuân” đầy cảm hứng về phía khái quát, biểu tượng cho sức xuân đang dào dạt dâng lên của thiên nhiên và con người thì hai chữ “nho nhỏ” lại đầy cảm hứng về phía cụ thể. Mùa xuân bóng trở nên nhỏ nhắn, dễ thương như lời thì thầm bình dị, khiêm tốn của thị nhân.

- Tóm lại: Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” trở thành ẩn dụ đẹp đẽ về một khát vọng tha thiết: muốn dâng hiến tuổi xuân, sức xuân riêng của đời mình cho mùa xuân lớn của đất nước. Khát vọng ấy làm đẹp thêm mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, cái riêng và cái chung, nhỏ bé và to lớn, mỗi người và mọi người. Nhan đề bài thơ đã định hướng cảm xúc, của tác giả, định hướng cách xây dựng hình tượng mùa xuân bao trùm tác phẩm.

b. Lặng lẽ Sa Pa

- Phép đảo ngữ, tạo được sự hài hòa về cả ngữ ẩm và ngữ nghĩa.

- Về ngữ âm: bốn chữ chia thành 2 loại âm diệu: 2 chữ đầu thanh trắc (lặng lẽ), 2 chữ sau thanh bằng (Sa Pa) cùng với cấu trúc theo nhịp 2/2 -> tạo sự cân xứng nhịp nhàng, đầy âm điệu của bài thơ. Kết thúc nhan đề là 2 thanh bằng và phép điệp ẩm “a”, là âm mở, gợi âm hưởng lan tỏa, mênh mông.

- Về ngữ nghĩa: cấu trúc của nhan để tạo ra một phép đảo trật tự thú vị. Nếu viết: Sa Pa lặng lẽ thì nhấn mạnh vào 1 vùng đất, nhưng khi đảo thành Lặng lẽ Sa Pa thì lại nhấn mạnh vào trạng thái của vùng đất ấy, tức là nhấn mạnh vào thần thái của đối tượng miêu tả, thể hiện khuynh hướng của tác giả: không chú trọng miêu tả vẻ bên ngoài mà xoáy vào cả linh hồn, cái bên trong của đối tượng - một cách tiếp cận đời sống theo kiểu của thơ.

- Về cả ngữ âm và ngữ nghĩa: 2 chữ Sa Pa mang âm hưởng về một miền đất lạ, xa xôi mà bí ẩn, song cũng thật lãng mạn, thơ mộng, kích thích đối tượng của người đọc về những gì kì thú, mới mẻ; kích thích sự khao khát khám phá, kiếm tìm.

-> Nhận xét: Tóm lại nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” như một câu thơ giàu sức gợi đã mở lối cảm hứng cho người đọc tìm đến thế giới nghệ thuật thấm đẫm tính trữ tình của tác phẩm.

Với mỗi nhan đề góp phần định hướng tư tưởng tác giả và chủ đề tác phẩm, hãy cảm nhận nội dung để chứng minh rằng nhan đề ấy được làm nên từ sự chân thành, dùng cả tâm hồn và nước mắt làm mực, có thể chạm đến trái tim người đọc.

3. Tổng kết

Để ôn tập và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào lớp 10 các bạn tham khảo đề thi vào lớp 10 của các tỉnh khác nhé

.............................................

Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên tỉnh Đồng Nai năm 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm