Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sở GD&ĐT Đồng Nai năm 2020
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2020 do thư viện đề thi VnDoc.com sưu tầm. Đây là đề thi vào lớp 10 dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài Toán. Mời các bạn cùng tham khảo
Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2021
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Đồng Nai năm 2020
- 100 Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
- Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2020
Phần 1: Đọc hiểu
Câu 1:
Thành phần biệt lập gọi đáp: Em à
Câu 2:
Những lời chê bai trách móc cay nghiệt
Câu 3:
Vi phạm phương châm về chất. Vì đo là 1 lời không đúng sự thật.
Mục đích là để xoa dịu tâm hồn người vợ đã làm việc mệt mỏi cả ngày, để cô không phải buồn bã, hối hận khi làm cháy bánh mì
Câu 4:
Em đồng ý. Bởi cuộc đời con người chỉ có 1 lần, không bao giờ quay trở lại, ta cần phải nâng niu, quý trọng nó từng phút từng giây. Thế nên điều gì có thể buông bỏ được thì hãy buông bỏ, có thể cho qua được thì hãy cho qua, hãy chỉ để lại những điều tốt đẹp, hạnh phúc mà thôi. Để mỗi sáng mai, ai cũng có thể thức dậy với niềm vui và sự thoải mái.
Phần 2: Làm văn
Câu 1:
1. Mở đoạn
- Dẫn vào vấn đề cần bàn luận "ý nghĩa của việc biết chấp nhận sai sót của người khác".
2. Thân đoạn (luôn có dẫn chứng cụ thể)
- Giải thích vấn đề: việc biết chấp nhận sai sót của người khác chính là nhấn mạnh về lòng khoan dung
- Lòng khoan dung là gì?
- Biểu hiện của lòng khoa dung (trọng tâm là việc biết chấp nhận sai sót của người khác)
- Ý nghĩa, vai trò của việc biết chấp nhận sai sót của người khác, thể hiện hiện lòng khoa dung (đối với chính mình và đối với xã hội) - trọng tâm
- Mặt trái của lòng khoan dung (dễ trở nên nhu nhược, dễ dãi quá mức, bị lợi dụng...) → Cần cân bằng được
- Hiện trạng lòng khoan dung trong xã hội hiện nay (cả về tích cực và tiêu cực)
- Biện pháp để nâng cao tính tích cực của lòng khoan dung trong xã hội
- Liên hệ bản thân em
3. Kết đoạn
- Tổng quát những quan điểm em đã trình bày và khẳng định lại lần nữa ý nghĩa của việc biết chấp nhận sai sót của người khác
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính và đi vào hình ảnh người lính thời chiến tranh
2. Thân bài
a. Khổ thứ nhất: Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- 2 câu đầu:
- Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết ở Trường Sơn: “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”
- Nhưng sáng ngời ở họ vẫn là sự anh dũng đón nhận những khắc nghiệt “không có… ừ thì”: thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy gian khó, coi đó như một yếu tố tất yếu trong cuộc sống chiến đấu
- 2 câu sau:
- Mặc kệ tình thế khắc nghiệt, áo quần thì ướt đẫm, nhưng các anh vẫn giữu tinh thần lạc quan vô cùng, rồi áo quần sẽ khô mau thôi
- Các anh bất chấp tất cả những khó khăn, gian khổ để lái xe không ngừng nghỉ, tất cả vì miền Nam thân yêu
b. Khổ thứ 2
- 2 câu đầu: Vẫn là những khó khăn nhưng giờ đây được tăng thêm gấp bội “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”: khó khăn tăng thêm như cản đi bước chân của người chiến sĩ
- 2 câu cuối:
- Lời khẳng định: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”: Lời khẳng định chắc nịch bất chấp mọi gian khổ, khó khăn
- “ Chỉ cần trong xe có một trái tim”: Hình ảnh “trái tim” là hoán dụ chỉ người lính lái xe nồng nàn yêu nước và sục sôi căm thù quân xâm lược nhưng cũng mang nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, lòng trung thành, dũng cảm
3. Kết bài
- HS khái quát lại những cảm nhận về hình ảnh người lính trong đoạn thơ
- Khái quát những đặc sắc nghệ thuật, nội dung ấn tượng của bài thơ
- Mở rộng hình ảnh người lính ở các tác phẩm khác (Đồng chí - Chính Hữu)
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2020
Để chuẩn bị năm học mới vào lớp 10 các em tham gia vào nhóm Facebook do VnDoc chia sẻ, các em sẽ nhận trực tiếp các bài tập Toán, Văn, Tiếng Anh.. cùng các bài tập nâng cao cũng như các thông tin liên đến chương trình đào tạo lớp 10 khác hấp dẫn
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đà Nẵng năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lào Cai năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Kiên Giang năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Nguyên năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Trị năm 2020
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Nông năm 2020
.............................................
Ngoài Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Nai năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt