Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ngọc Thụy, Long Biên năm học 2017 - 2018

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ngọc Thụy

Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ngọc Thụy, Long Biên năm học 2017 - 2018. Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn này nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 có thêm tài liệu để củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng giải Văn thi vào lớp 10. Tài liệu cung cấp các dạng bài tập Văn đa dạng, phong phú sẽ giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2020 sắp tới

TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY

NHÓM NGỮ VĂN 9

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9

Năm học 2017 - 2018

Thời gian: 120 phút

Ngày kiểm tra: 16/5 /2018

Phần I.(6,0 điểm). Viết về cảm xúc của mình khi đứng trước di hài Bác, trong bài “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

(Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. (0,5đ). Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ chứa khổ thơ trên.

Câu 2. (2,0đ). Trong câu thơ cuối của khổ thơ, cụm từ “nghe nhói ở trong tim” được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?

Hãy ghi lại một câu thơ trong chương trình Ngữ văn THCS cũng sử dụng từ “nghe” với biện pháp nghệ thuật như câu thơ trên, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 3. (3,5đ). Cảm xúc về Bác dồn nén, lắng đọng lại ở khổ ba để rồi vỡ oà trong khổ bốn khi nhà thơ phải rời xa Bác để trở về quê hương miền Nam. Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận tổng - phân - hợp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ, trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ)

Phần II. (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.”

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Câu 1 (1,0đ). Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm chứa phần trích trên

Câu 2 (0,5đ). Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó.

Câu 3 (1,0đ). Qua đoạn trích trên, em thấy được những vẻ đẹp nào của nhân vật anh thanh niên?

Câu 4 (1,5đ). Lời tâm sự của anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Hãy trình bày suy nghĩ đó bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ngọc Thụy, Long Biên

PHẦN/CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Phần I

(6 điểm)

Câu 1

0,5 đ

Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1976

- Đất nước thống nhất, lăng Bác khánh thành, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

0,25 đ

0,25 đ

Câu 2

2,0 đ

- Nghệ thuật ẩn dụ.

- Tác dụng:

+ Diễn tả nỗi đau đớn quặn thắt trong lòng nhà thơ khi nhìn thấy thi hài Bác.

+ Bộc lộ tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của tác giả cũng như của nhân dân ta đối với Bác.

- Câu thơ có từ “nghe” sử dụng nghệ thuật ân dụ (chuyển đổi cảm giác)

VD:

+ “Nghe xao động nắng trưa...”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

+ “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

(Quê hương – Tế Hanh)

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,75đ

Câu 3

3,5 đ

HS viết đoạn văn nghị luận cần đảm báo các yêu cầu chung:

* Về hình thức:

- Đoạn văn đúng đặc trưng thể loại phân tích, kết cấu đoạn tổng – phân – hợp.

- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.

- Độ dài không quá 13 câu không dưới 11 câu.

- Sử dụng đúng, hiệu quả câu phủ định và phép nối.

- Không mắc lỗi chính tả; diễn đạt, dùng từ, đặt câu đúng.

* Về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu: điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa… để làm nổi bật lên tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa lăng Bác.

- Tâm trạng xúc động nghẹn ngào của nhà thơ trước khi rời xa chốn yên nghỉ của Bác.

- Nhà thơ muốn làm những vật bình thường giải dị nhưng mãi ở bên lăng Bác: con chim, đóa hoa, cây tre.

- Muốn là người con trung với nước hiếu với dân, nguyện đi theo con đường mà Người đã chọn.

- Thể hiện lòng kính yêu của tác giả cũng như của người con Việt Nam với Bác.

1.5 đ

0,5đ

0,75đ

0,25đ

0,5đ

Phần II

(4 điểm)

Câu 1

1,0 đ

Ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”:

- Nhan đề có cấu tạo đặc biệt: tính từ “Lặng lẽ” đảo lên trước danh từ “Sa Pa”

- Nhan đề cho thấy Sa Pa là nơi yên tĩnh, nghỉ ngơi lý tưởng.

- Qua nghệ thuật ẩn dụ, nhan đề ca ngợi những con người lao động ở Sa Pa âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước.

0,25đ

0,25đ

0,5 đ

Câu 2

0,5 đ

- Hình thức ngôn ngữ đối thoại

- Dấu hiệu: anh thanh niên trò chuyện với ông họa sĩ, dấu gạch đầu dòng trước lời nói.

0,25đ

0,25 đ

Câu 3

1,0 đ

Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:

- Có lý tưởng sống cao đẹp, sống cống hiến

- Yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc

0,5 đ

0,5 đ

Câu 4

1,5đ

* Hình thức:

- Đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, đúng kiểu bài nghị luận xã hội, luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục, diễn đạt lưu loát, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng.

* Nội dung: HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Vấn đề bàn luận: cách ứng xử với mọi người

- Khẳng định: cách ứng xử văn minh, lịch sự rất cần thiết trong giao tiếp của con người, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.

- Biểu hiện: Thái độ cởi mở, chân thành; tôn trọng, thân thiện, khiêm tốn…

- Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh, toát lên vẻ đẹp của tính cách và tâm hồn con người…

- Bài học:

+ Hiểu được tầm quan trọng của lời nói .

+ Có ý thức cư xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp hàng ngày.

+ Phê phán, bài trừ thái độ bất lịch sự, nói năng thô tục, thiếu suy nghĩ…

0,5 đ

1,0 đ

Phần I

(6 điểm)

Câu 1

0,5 đ

Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1976

- Đất nước thống nhất, lăng Bác khánh thành, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.

Câu 2

2,0 đ

- Nghệ thuật ẩn dụ.

- Tác dụng:

+ Diễn tả nỗi đau đớn quặn thắt trong lòng nhà thơ khi nhìn thấy thi hài Bác.

+ Bộc lộ tình yêu thương, niềm kính trọng, biết ơn của tác giả cũng như của nhân dân ta đối với Bác.

- Câu thơ có từ “nghe” sử dụng nghệ thuật ân dụ (chuyển đổi cảm giác)

VD:

+ “Nghe xao động nắng trưa...”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)

+ “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

(Quê hương – Tế Hanh)

Câu 3

3,5 đ

HS viết đoạn văn nghị luận cần đảm báo các yêu cầu chung:

* Về hình thức:

- Đoạn văn đúng đặc trưng thể loại phân tích, kết cấu đoạn tổng – phân – hợp.

- Bố cục rõ ràng, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi diễn đạt.

- Độ dài không quá 13 câu không dưới 11 câu.

- Sử dụng đúng, hiệu quả câu phủ định và phép nối.

- Không mắc lỗi chính tả; diễn đạt, dùng từ, đặt câu đúng.

* Về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật tiêu biểu: điệp ngữ, ẩn dụ, liệt kê, nhân hóa… để làm nổi bật lên tâm trạng lưu luyến không muốn rời xa lăng Bác.

- Tâm trạng xúc động nghẹn ngào của nhà thơ trước khi rời xa chốn yên nghỉ của Bác.

- Nhà thơ muốn làm những vật bình thường giải dị nhưng mãi ở bên lăng Bác: con chim, đóa hoa, cây tre.

- Muốn là người con trung với nước hiếu với dân, nguyện đi theo con đường mà Người đã chọn.

- Thể hiện lòng kính yêu của tác giả cũng như của người con Việt Nam với Bác.

Phần II

(4 điểm)

Câu 1

1,0 đ

Ý nghĩa nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa”:

- Nhan đề có cấu tạo đặc biệt: tính từ “Lặng lẽ” đảo lên trước danh từ “Sa Pa”

- Nhan đề cho thấy Sa Pa là nơi yên tĩnh, nghỉ ngơi lý tưởng.

- Qua nghệ thuật ẩn dụ, nhan đề ca ngợi những con người lao động ở Sa Pa âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước.

Câu 2

0,5 đ

- Hình thức ngôn ngữ đối thoại

- Dấu hiệu: anh thanh niên trò chuyện với ông họa sĩ, dấu gạch đầu dòng trước lời nói.

Câu 3

1,0 đ

Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên:

- Có lý tưởng sống cao đẹp, sống cống hiến

- Yêu lao động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc

Câu 4

1,5đ

* Hình thức:

- Đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi, đúng kiểu bài nghị luận xã hội, luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục, diễn đạt lưu loát, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu đúng.

* Nội dung: HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Vấn đề bàn luận: cách ứng xử với mọi người

- Khẳng định: cách ứng xử văn minh, lịch sự rất cần thiết trong giao tiếp của con người, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.

- Biểu hiện: Thái độ cởi mở, chân thành; tôn trọng, thân thiện, khiêm tốn…

- Ý nghĩa: Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, tiến bộ hơn. Thể hiện nếp sống lịch sự, văn minh, toát lên vẻ đẹp của tính cách và tâm hồn con người…

- Bài học:

+ Hiểu được tầm quan trọng của lời nói .

+ Có ý thức cư xử văn minh, lịch sự trong giao tiếp hàng ngày.

+ Phê phán, bài trừ thái độ bất lịch sự, nói năng thô tục, thiếu suy nghĩ…

.............................................

Ngoài Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Ngọc Thụy, Long Biên năm học 2017 - 2018. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Đánh giá bài viết
1 982
Sắp xếp theo

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn

    Xem thêm