Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Cách làm bài văn nghị luận xã hội để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng, theo kịp tiến độ của thầy cô trên lớp giúp bạn học tốt môn Văn hơn. Mời các bạn tham khảo

Cách làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Dàn ý

1. Đối với loại đề về tư tưởng đạo lý

A. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn…

B. Thân bài:

- Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).

- Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).

- Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).

- Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)

C. Kết bài:

- Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

2. Đối với loại đề về một hiện tượng xã hội

A. Mở bài:

Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

B. Thân bài

- Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm)

- Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)

- Chỉ ra nguyên nhân.

- Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình). Nêu biện pháp khắc phục.

C. Kết bài:

- Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.

- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Dẫn chứng

- Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng sẽ làm bài viết có độ tin cậy, thuyết phục người đọc lớn.

- Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học.

- Dẫn chứng cần có độ khái quát chỉ chắt lọc những điều cơ bản nhất, tránh tình trạng sa vào kể lại dẫn chứng.

Phương pháp học và làm bài văn nghị luận xã hội

- Trước hết bạn hãy tạo cho mình thói quen phân tích vấn đề mỗi ngày. Trước bất kì sự việc, hay một câu nói của ai đó hãy luôn cố gắng để phân tích ý nghĩa, hàm ý bằng khả năng của bản thân bạn.

- Cập nhật thông tin một cách thường xuyên là không thể thiếu, hãy chú ý theo dõi chương trình thời sự, đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin về các nhân vật nổi bật, chuyên mục kĩ năng sống mỗi ngày,.... hãy luôn để mọi thông tin trong tầm kiểm soát.

- Cố gắng nhớ và hiểu ý nghĩa của các câu nói, hay một châm ngôn sống nào đó. Đọc sách tham khảo sẽ giúp khơi gợi những sáng tạo của bạn, đồng thời tích lũy được cách hành văn và phương pháp làm bài.

- Học đi đôi với hành bạn nhé. Hãy tự mình đặt bút viết và phân tích, sau đó đọc lại và đối chiếu với đáp án. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và hiểu sâu sắc vấn đề hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm