Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Bình 2024

Sáng 7/6/2024, thí sinh tỉnh Thái Bình tiếp tục làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024. VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2024 kèm đáp án chi tiết sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 Văn Thái Bình 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, khi muốn tốt cho một người, thay vì bảo họ phải làm điều này điều kia, chọn cái này tốt cái kia không tốt, chúng ta cần chân thành hỏi họ xem, họ nghĩ thế nào, họ thích điều gì, họ muốn chọn cái nào

Câu 3.

Tác giả cho rằng: Thay vì em biến mình thành kẻ ích kỉ chỉ biết áp đặt mọi thứ lên ai đó, thì hãy để mình trở thành người biết lắng nghe khát vọng, ước mơ và suy nghĩ của họ vì:

+ Mỗi người đều có một cuộc sống riêng, hoàn cảnh riêng cũng như khát vọng và ước mơ riêng. Chính vì thế mà không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.

+ Biết lắng nghe khát vọng, ước mơ của người khác tức là ta đã và đang đặt mình vào vị trí của họ mà suy nghĩ, từ đó dần hình thành sự đồng cảm, biết yêu thương và sẻ chia

Câu 4.

Bài học em rút ra được từ đoạn trích: “Cuộc đời này, mỗi người đều có bức tranh cần phải hoàn thiện, và em cũng vậy, người em thương cũng vậy”. Thông điệp này giúp em nhận ra rằng mỗi con người sinh ra đều có cuộc sống riêng như một bức tranh cần hoàn thiện, chúng ra không thể đưa những hình ảnh, những màu sắc mình cho là đẹp, là yêu thích vẽ lên bức tranh của người khác. Thương một người không phải là áp đặt mọi thứ lên người ấy, mà nên giúp đỡ, đồng hành với nhau để mỗi người cùng hoàn thành bức tranh cuộc đời của riêng mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Mở đoạn

Giới thiệu và dẫn dắt vào vai trò của gia đình đối với mỗi người trong xã hội.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Gia đình: là nơi những người có quan hệ gần gũi hoặc có cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, cùng nhau làm ăn, phát triển dựa trên nền tảng yêu thương và đùm bọc nhau.

→ Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là nơi con người khôn lớn, phát triển cả về thể xác và tâm hồn.

b. Phân tích

Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi cha mẹ sinh ra ta, là nơi uôi dưỡng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm lại bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội.

Gia đình, nơi có cha mẹ, người thân yêu, những người dạy ta nhiều điều hay lẽ phải, dạy ta cách làm người, là nền tảng để ta vững bước trên con đường đời.

Gia đình là nơi mọi người yêu thương nhau vô điều kiện, giữa một xã hội xô bồ thì gia đình là nơi yên bình nhất, là mái ấm, nơi hạnh phúc nhất của chúng ta. Dù trong bất cứ thời gian nào, giai đoạn nào thì gia đình đều có vai trò quan trọng.

c. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, hời hợt thờ ơ với mọi người.

Cũng có những người thiếu đi sự may mắn, không có gia đình hoặc có một gia đình chưa trọn vẹn.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi người trong xã hội; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài

*Giới thiệu chung

Tác giả:

– Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

– Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.

Tác phẩm:

– Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

– Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.

– Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.

II. Thân bài

a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:

– Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.

– Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê, giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp đẽ, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ cho thấy lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

– Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mười

Dù là khi tóc bạc.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

=> Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.

– Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nguyễn Trãi đã từng tâm niệm:

“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.

– Bài thơ khép lại trong giai điệu của khúc ca xuân xứ Huế:

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

+ Khúc Nam ai buồn thương da diết, khúc Nam bình êm ái, dịu ngọt: gợi con đường nhiều gian khổ, hi sinh mà đất nước đã đi qua; gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.

+ Nhịp phách tiền rộn ràng trải khắp nước non ngàn dặm là giai điệu của một cuộc sống mới, sức sống mới.

=> Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.

b. Đặc sắc nghệ thuật

– Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc.

– Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

– Cảm xúc chân thành, tha thiết.

III. Kết luận

– Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành, đó là ước nguyện được hòa nhập, được là một con chim hót, một nhành hoa tỏa ngát hương, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ… bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác.

– Niềm khát khao ấy càng có ý nghĩa và xúc động khi là ước nguyện của một người đang nằm trên giường bệnh.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình 2024

Đề thi Văn vào lớp 10 Thái Bình 2024

Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Thái Bình năm 2024

(Trường THPT công lập và THPT Chuyên tại Thái Bình)

Lich thi vao lop 10 nam 2024 tinh Thai Binh

3. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ Lục

Câu 2. Theo văn bản, cuối cùng người cháu hiểu ra thời gian trốn giữa bốn bề không gian.

Câu 3.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Gợi ý làm bài

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự đồng cảm và sẻ chia triong cuộc sống

*Bàn luận vế đề

1. Giải thích đồng cảm và sẻ chia:

a. Đồng cảm là gì?

- Là chung một cảm nghĩ, một tấm lòng

- Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

b. Sẻ chia là gì?

- Là san sẻ những gì mình có với người khác

- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

2. Bàn luận

a) Sự đồng cảm và sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của đồng cảm và sẻ chia:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sự đồng cảm và sẻ chia:

- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và sẻ chia

- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

- Đồng cảm và sẻ chia đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

*Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về đồng cảm và sẻ chia

- Đồng cảm và sẻ chia là một hành động tốt trong xã hội bây giờ

- Chúng ta hãy đồng cảm và sẻ chia để giúp những người xung quanh.

Câu 2.

Dàn ý tham khảo

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

- Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Vàn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

- Giới thiệu vấn đề cân nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cắn cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.

b. Thân bài

* Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện:

- Truyện kể về ông Hai – người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”…

- Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.

* Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích:

- Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

+ Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: “Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ổng nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”.

+ Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con: “Thế nhà con ở đâu?… Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.

+ Ông lão khóc, nước mất giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má”. Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.

+ Tình yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

+ Tình cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp – lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đâu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đây, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”. Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!

=> Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt!

- Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể, chuyện giản dị, tự nhiên, gẩn gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.

- Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.

c. Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Thái Bình sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

4. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình 2023

ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu

Chỉ giùm cho cháu đi ông
Thời gian đang trốn ở không gian nào
Sân ngoài hay tận vườn sau
Giữa trời, cuối đất hay đầu nguồn kia?
Thời gian sớm đó rồi khuya
Từ tao nôi đến mộ bia đời người
Thời gian: chiếc lá đấy thôi
Từ xanh thắm đến vàng phơi lối về
Thời gian là một ngọn tre
Từ măng non đến ngày khoe… chạm trời
Thời gian là một nụ cười
Nở ra từ tiếng khóc hồi… bi bô
Từng giây từng phút từng giờ
Trôi qua có nghĩa… đừng mơ ngược về
Hiểu rồi, cháu thấy… dễ ghê:
Thời gian trốn giữa bốn bề không gian.
Đêm qua

(Thời gian trốn ở đâu, Nguyễn Thái Dương, NXB Kim Đồng, 2015, tr.21))

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2 (2,0 điểm) Theo văn bản, cuối cùng người cháu hiểu ra thời gian trốn ở đâu?

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong hai câu thơ sau:

Từng giây từng phút từng giờ

Trôi qua có nghĩa… đừng mơ ngược về

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lị con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

- À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được vài câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9 tập 1, NXB Giáo dục, năm 2021, tra169-170)

-HẾT-

5. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình 2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nếu dưới:

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khôn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là một món quà vô giả. Có thể lúc đang khổ sở với những vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta.

Hãy lấy bộ truyện nổi tiếng thế giới "Harry Potter" ra làm ví dụ. Tôi cực kì thích "Harry Potter". Nhớ những đêm tối thức đến ba bốn giờ sáng ôm quyển truyện trong tay, vừa đọc vừa quẹt nước mắt. Harry và những người bạn của cậu chỉ là tưởng tượng. Thế giới của phù thủy, đũa thân và chối bay có thể không có thật. Nhưng nỗi buồn và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật. Sợ hãi và mất mát là thật. [...] Những nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc với tác giả, kết nối người đọc với nhau, và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. JKRowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân. Nếu không trải qua từng ấy đau khổ, chắc gì Rowling đã viết được cấu chuyện sâu sắc đường vậy, chắc gì "Harry Potter" đã lay động lòng người và thành công đến thế?

(Trích Tuổi trẻ đảng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2019, tr. 68 - 69)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Tác giả đã lấy bộ truyện nổi tiếng nào của thế giới để làm ví dụ?

Câu 3. (4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: JK Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân.

Câu 4. (1,0 điểm) Một bài học sâu sắc em rút ra được từ đoạn trích trên? Lời giải khoảng 3 - 5 đông.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tính trung thực trong cuộc sống con người,

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu đặm xa độ bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cả nhụ cá chim cùng cả đề,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quấy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, tr.140)

- HẾT -

Họ và tên thí sinh: ... Số báo danh: .. (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

6. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thái Bình năm 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là:

2. Tác giả lấy bộ truyện Harry Potter” để làm ví dụ.

3.

- Liệt kê: chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa mới hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, trở thành bà mẹ đơn thân.

- Tác dụng: Sử dụng biện pháp liệt kê tác giả nhằm nhấn mạnh những nỗi khó khăn và bất hạnh mà J.K Rowling đã gặp phải trong cuộc đời. Và cũng chính từ những khó khăn đó đã giúp bà viết nên những câu chuyện vô cùng sâu sắc.

4. HS lựa chọn một bài học và đưa ra lí giải phù hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm