Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Lắk năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Đắk Lắk năm 2024 bắt đầu từ ngày 7/6 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn, thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Dưới đây VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2024 kèm đáp án tham khảo. Mời các bạn so sánh đối chiếu với kết quả bài làm của mình nhé.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Đắk Lắk 2024

Câu 1.

1.

Theo đoạn trích, trong vụ cháy xảy ra tại Trung Kinh vào rạng sáng 24/5, bốn thanh niên đã có hành động: không quản ngại nguy hiểm, leo thang dây, cầm búa đập tường cứu sống được bốn người đang mắc kẹt trong căn nhà cháy.

2.

- Biện pháp tu từ: So sánh (họ là những người lao động bình thường như bao người khác)

- Tác dụng:

+ Khẳng định những người thanh niên đó cũng bình thường như bao người khác.

+ Từ đó làm nổi bật lên phẩm chất, hành động cao đẹp của họ. Họ sẵn sàng lăn xả vào nơi nguy hiểm để cứu những người gặp nạn.

3.

Học sinh trả lời theo quan điểm cá nhân, có thể đồng tình, không đồng tình, đồng tình một phần. Sau đây là gợi ý.

- Đồng tình. Vì trong hoàn cảnh nguy hiểm đó là một con người, chắc chắn chúng ta sẽ động lòng trắc ẩn mà cố gắng cứu sống họ.

- Không đồng tỉnh. Vì không phải bất cứ ai cũng sẵn sàng hi sinh bản thân mình để cứu sống người khác. Bởi có những trường hợp nguy hiểm nếu không biết đánh giá đúng tình hình thì không chỉ không cứu được người khác mà còn làm hại đến chính bản thân mình.

- Đồng tình một phần. Vì trong hoàn cảnh cam go lòng trắc ẩn của con người sẽ trỗi dậy thúc đẩy con người hành động vì lợi ích cộng đồng. Nhưng mỗi người cũng cần đánh giá tình hình, sức khỏe, khả năng của bản thân để đưa ra phương án giúp đỡ người khác tốt nhất, vừa có thể cứu được người khác vừa đảm bảo sự an toàn cho bản thân.

Câu 2.

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.

2. Bàn luận

Giải thích.

- Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tể là chuyện bình thường.

-> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường.

- Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường.

=> Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng.

Bàn luận: Ý nghĩa của sự tử tế:

- Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người có giá trị, hoàn thiện nhân cách.

- Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, lành mạnh hơn, giảm đi bạo lực, chiến tranh,...

- Đời sống xã hội vốn phức tạp, ở đó, cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn.

- Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế từ xã hội.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Tử tế phải xuất phát từ lòng tốt chân thành, không phải hình thức bề ngoài. Tử tế phù hợp hoàn cảnh, không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi.

- Phê phán người sống thiếu tử tế, ích kỉ, giả dối.

3. Bài học nhận thức và hành động.

- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của sự tử tế. Việc tử tế bắt đầu từ sự giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội, từ ý thức cá nhân.

- Sống tử tế mỗi ngày, trong mỗi lời nói, hành động, ứng xử.

Câu 3.

1. Mở bài:

- “Mùa xuân nho nhỏ” (1980) là tiếng lòng tha thiết gắn bó với cuộc đời, với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ Thanh Hải.

- Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất Huế.

2. Thân bài:

2.1. Mùa xuân của thiên nhiên

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

2.2. Mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.3. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân

- Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.

- Từ sự cảm nhận đó, thi sĩ có những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân thành ở phía sau.

3. Kết bài

Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những lời thơ hay và đẹp đến thế!

2. Đề thi vào 10 môn Văn Đắk Lắk 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2023

I. ĐỌC HIỂU:

Câu 1:

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

2.

- Biện pháp tu từ so sánh là : “mẹ” được so sánh với “trái bầu già”.

- Hiệu quả biểu đạt:

+ Giúp hình ảnh diễn tả thêm sinh động, dễ hình dung.

+ So sánh “mẹ” với “trái bầu già” để nhấn mạnh những lo toan, vất vả, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mẹ để

nuôi con khôn lớn.

+ Từ đó cho thấy tình yêu thương, lòng biết ơn, trận trọng của con với mẹ.

3. HS trình bày quan điểm cá nhân dựa trên nội dung văn bản.

Gợi ý: Tình cảm của người con đối với mẹ trong văn bản:

- Tình cảm yêu thương, biết ơn khi mẹ là người truyền lửa, truyền tình cảm ấm áp, chăm sóc cho con từ khi lọt lòng: “nhen trong tôi từng đốm lửa than hồng”

- Tình cảm lưu luyến, lo lắng cho mẹ: rằng khi mình đi xa không còn ai chăm sóc, mẹ sẽ cô đơn và vất vả hơn biết bao.

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2023

Câu 1. (2,0 điểm) Đọc văn bản:

Biết viết gì trước lúc đi xa
Khi mẹ tôi còn ngồi bên cửa
Vét mùa đông mẹ vo vào bếp lửa
Nhen trong tôi từng đốm lửa than hồng

... Ngày con đi ai sẽ hải buồng cau
Giếng nước sâu mẹ nương nhờ người xách
Đêm gió to nghe nhà chuyển vách
Con dơi bay nghe lạnh gáy hiên ngoài!
Con đi vào thành phố xa xôi
Muốn dậy sớm có đồng hồ báo thức
Miền biển đêm tối trời như mực
Mẹ đi chợ phiên phải canh những tiếng gà!

Lần lữa nuôi con mẹ như trái bầu già
Rụng lá, khô dây, chỉ còn ruột trống
Biển đìu hiu cánh buồm chiều gió lộng
Mẹ quay về bên đồi cát xa xăm.

(Trích Mẹ tôi, Nguyễn Hữu Thái, Tuyển tập Bốn phương cùng bình,NXB Văn học, 2000, tr.106)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh được tác giả sử dụng trong khổ thơ sau:

Lần lữa nuôi con mẹ như trái bầu già
Rụng lá, khô dây, chỉ còn ruột trống
Biển đìu hiu cánh buồm chiều gió lộng
Mẹ quay về bên đồi cát xa xăm.

3. Nhận xét tình cảm của người con đối với mẹ được thể hiện trong văn bản.

Câu 2. (3,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở Câu 1, anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình mẹ đối với mỗi người.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

- Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát.. Không vào giờ "ốp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lại phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đây, bác cũng chẳng thèm người là gì?"
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hoà nhé!". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn..

(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.185)

…HẾT...Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Lắk 2023 trang 1

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Lắk 2023 trang 2

5. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Ấn tượng mà H'Hen Niê để lại trong mắt khán giả là: cô gái có vẻ đẹp góc cạnh, thần thái thu hút cùng cách ứng xử thông minh, bản lĩnh.

2.Lời dẫn trực tiếp là: “May mắn đã gọi tên tôi. Mọi người thấy đấy, một cô gái người dân tộc, có xuất phát điểm thấp, làn da nâu, mái tóc ngắn vẫn có thể chiến thắng.

3. HS rút ra bài học cho bản thân sao cho hợp lí.

Gợi ý:

- Bài học về sự dám nghĩ, dám làm.

- Bài học về dám ước mơ và theo đuổi ước mơ.

Câu 2.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.

* Giải thích

Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài; là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.
Theo đuổi giấc mơ: là nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phải bỏ sức lực, trí tuệ, phải đổ mồ hôi, nước mắt để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

* Ý nghĩa của việc dám theo đuổi ước mơ trong cuộc sống.

  • Dám theo đuổi ước mơ mà ta đã sống một cách có kế hoạch, biết vạch sẵn ra những bước đi để biến ước mơ thành hiện thực.
  • Người dám theo đuổi ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.
  • Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được.
  • Việc theo đuổi ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội, đất nước.

* Vấn đề theo đuổi ước mơ của giới trẻ hiện nay

- Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ đang ngày đêm theo đuổi ước mơ và nỗ lực hết sức để ước mơ trở thành hiện thực

- Một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ lệch lạc, sống ỷ lại, thụ động, phụ thuộc vào gia đình.

- Liên hệ bản thân:

  • Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.
  • Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 3. Gợi ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu chung về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa

Trích dẫn và giới thiệu đoạn thơ cần phân tích

2. Thân bài

a. Khái quát hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn thơ

  • Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả đang là sinnh viên du học ở Liên Xô. Thời gian này ông bắt đầu sáng tác thơ
  • Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ nằm ở khổ 6 và 7 của bài thơ,xoay quanh cảm xúc và nỗi nhớ của cháu đối với bà

b. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ

Bài thơ có sự vận động của mạch thơ, mạch cảm xúc từ cụ thể tới khái quát, từ tả thực tới biểu tượng, từ cảm xúc tới suy ngẫm

Sự vận động của cảm xúc theo thời gian:

- Tác giả suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời bà

Bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, bà và bếp lửa là hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

Bếp lửa trở thành biểu tượng trọn vẹn, nghĩa tình về người bà – hình ảnh điển hình cho người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất đáng quý

Người bà tần tảo, giàu đức hi sinh, suốt cả cuộc đời “lận đận” “mưa nắng” vẫn luôn sáng lên tình yêu thương

Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần với nhiều ý nghĩa khác nhau: ngoài nghĩa gốc thể hiện hành động nhóm lửa làm cho lửa bén, cháy thì còn mang nghĩa ẩn dụ là sự nhóm dậy, truyền yêu thương, những giá trị tốt đẹp, kí ức đẹp trong lòng đứa cháu

→ Hình ảnh bếp lửa giản dị, đơn sơ mang ý nghĩa trở thành ngọn lửa trong tim ẩn chứa sức sống và niềm hi vọng bất diệt

- Sự yêu thương, trân trọng và biết ơn của người cháu được thể hiện xúc động qua câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa!”

+ Hình ảnh bếp lửa từ thực đã được nâng lên trở thành biểu tượng của ý chí, tình yêu thương

- Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương

3. Kết bài

- Với giọng điệu sâu lắng, ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự, đoạn thơ thể hiện sâu sắc tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ

- Tình yêu thương, lòng biết ơn đối với bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước

6. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Đề thi vào 10 môn Văn Đắk Lắk 2022

Đề thi vào 10 môn Văn Đắk Lắk 2022

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm