Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
Đề thi vào 10 môn Văn năm 2024 tỉnh Thanh Hóa
Sáng 13/6/2024, các thí sinh Thanh Hóa bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.
Tham khảo thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán tỉnh Thanh Hóa năm 2023
1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2.
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia:
- Chỉ có thể là khi mình biết nghĩ đến người khác.
- Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng.
- Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
Câu 3.
- Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao…)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững.
Câu 4. HS tự bày tỏ quan điểm cá nhân của mình.
Gợi ý:
- Đồng tình với quan điểm vì: Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỷ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng đồng, bao dung, tử tế. Vì:
+ Khi ta lớn là khi bạn không chỉ có thay đổi về ngoại hình mà còn thay đổi về nhận thức, suy nghĩ chín chắn, trưởng thành.
+ Khi ta lớn là khi bạn biết nhận phần thiệt thòi về mình, trao yêu thương cho người khác.
+ Khi ta lớn là khi bạn có lòng vị tha, bao dung trước những lỗi lầm của những người xung quanh.
- Không đồng tình với quan điểm vì: Mọi thứ ta nỗ lực làm ra thì bản thân xứng đáng được hưởng thành quả, được hưởng những gì tốt đẹp nhất. Nếu chỉ lo nghĩ cho người khác thì bản thân sẽ thiệt thòi, không được sống là chính mình.
- Đồng tình không hoàn toàn.
+ Biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác thể hiện việc con người từ bỏ được thói ích kỷ cá nhân, biết sống vì người khác, vì cộng động, bao dung, tử tế.
+ Đôi khi trưởng thành cũng là khi con người dám sống là chính mình dám sống vì mình, nỗ lực và trân trọng bản thân và những gì mình tạo ra.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Mở đoạn
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc biết sống vì người khác.
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- "sống vì người khác" : là lối sống biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người xung quanh.
=> Đây là một lối sống đẹp, mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống con người
b. Bàn luận
- Lối sống vì người khác được thể hiện dưới nhiều hành động khác nhau: yêu thương gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, đoàn kết với bạn bè, kính trọng thầy cô, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,...
- Lối sống vì người khác mang lại rất nhiều giá trị, có ý nghĩa thiết thực:
+ Thể hiện tình đoàn kết, yêu thương giữa người với người, giảm đi những nỗi bất hạnh và nhân đôi niềm vui trong đời sống.
+ Hình thành trong mỗi người thái độ sống tích cực, bồi đắp cho con người những đức tính cao quý như nhân hậu, bao dung, chăm chỉ, dũng cảm, sẻ chia,..
+ Tiếp thêm cho con người động lực để vượt qua những khó khăn, định kiến.
+ Khiến tâm hồn con người được thanh thản, đem đến cho chúng ta nhiều góc nhìn đa chiều về cuộc sống.
+ Được mọi người xung quanh tin tưởng, yêu mến và trở thành công dân tốt cho xã hội.
- Dẫn chứng: Học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.
c. Phê phán: những kẻ sống vô cảm, ích kỉ, lợi dụng người khác.
d. Phản đề: cần biết kết hợp giữa lối sống biết hi sinh, quan tâm mọi người với việc quan tâm bản thân, khẳng định cá tính cá nhân.
3. Kết đoạn
- Khẳng định lại ý nghĩa vấn đề nghị luận
- Rút ra bài học và liên hệ bản thân
Câu 2.
a .Mở bài
- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014): là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Chiếc lược ngà được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Được in trong tập truyện cùng tên.
- Khái quát nội dung đoạn trích.
b. Thân bài
* Giới thiệu về hoàn cảnh của đoạn trích: cuộc chia tay của hai cha con ông Sáu.
* Cảm nhận về bé Thu và tình cảm dành cho ông Sáu
+ Tuy nhiên khi được nghe bà ngoại giải thích, anh Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành động của mình.
+ Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ.
+ Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ.
+ Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi.
→ Tính cách nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
→ Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
* Đặc sắc nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc sắc: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.
- Ngôn ngữ giản dị, đậm chất Nam Bộ.
- Tình huống bất ngờ hợp lí, đã bộc lộ tình yêu thương tha thiết bé Thu dành cho ba của mình
c. Kết bài
Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của hai cha con trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
2. Đề thi vào 10 môn Văn Thanh Hóa 2024
Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Thanh Hóa năm học 2024 - 2025:
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Giờ phát đề thi | Giờ bắt đầu làm bài |
13/6/2024 | Sáng | Ngữ văn | 120 phút | 7 giờ 55 | 8 giờ 00 |
Chiều | Tiếng Anh | 60 phút | 13 giờ 55 | 14 giờ 00 | |
14/6/2024 | Sáng | Toán | 120 phút | 7 giờ 55 | 8 giờ 00 |
3. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2023
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận
Câu 2:
Thành phần biệt lập: có thể
Thành phần tình thái
Câu 3:
Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lý giải
Gợi ý:
- Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cũng cần chuẩn bị thật kĩ. Nếu không công việc sẽ diễn ra không mấy suôn sẻ, dễ dẫn tới việc không như ý.
- Hậu quả của việc chuẩn bị không kĩ là con người phải đối mặt với thất bại, đánh mất tiền bạc, lãng phí thời gian, tổn hại sức khỏe thậm chí cả mạng sống.
Câu 4:
Học sinh tự đưa ra thông điệp sâu sắc nhất được rút ra từ bài đọc hiểu, có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp:
+ Hãy sống theo cách mình muốn.
+ Tự chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của bản thân trong cuộc sống.
+ Luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một công việc.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích.
2. Bàn luận
- Làm những việc mình thích được hiểu là được làm những điều mình mong muốn, yêu thích.
- Ý nghĩa của việc được làm những điều mình thích:
+ Khi được làm việc mình yêu thích sẽ có động lực làm việc.
+ Làm việc mình thích sẽ không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng vượt qua mọi ..
thách.
+ Được làm việc mình thích tâm trạng vui vẻ, thoải mái nên công việc dễ dàng thành công hơn.
+....
HS lấy dẫn chúng phù hợp.
- Được làm việc đúng công việc mình đam mê, đúng công việc mình yêu thích chính là điều hạnh phúc nhất. Bởi vậy các bạn đừng ngần ngại mà theo đuổi đam mê của chính mình.
3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 2.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.
- Giới thiệu khổ thơ 1,2.
2. Thân bài:
2.1. Những tín hiệu báo mùa thu sang.
Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, bảo mùa thu về:
+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ xum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa ; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.
+“Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.
+“Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng
như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.
-> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chẩm chậm của mùa thu về với đất trời.
Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:
+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.
+ m điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.
Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.
2.2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:
- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:
+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.
+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.
+ Phép đối “dềnh dàng” >< “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.
Được khắc họa rất ấn tượng:
+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.
+ Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.
- Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ấn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.
- Nhận xét về nét riêng trong cách cảm nhận mùa thu của Hữu Thỉnh:
- Ông cảm nhận mùa thu bằng những nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ: gió sẽ, sương.
- Cảm nhận qua những hình ảnh bình dị lại vô cùng độc đáo: hương ổi.
- Cảm xúc đi từ ngỡ ngàng “hình như” đến vui vẻ “sang thu”.
Cảm nhận độc đáo, tinh tế.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
4. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2023
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau:
Thử nghĩ mà xem. Một người mặc một chiếc áo kì dị ra đường. Ai đã quyết định phẫu thuật giới tính. Hay một cô gái lấy người đàn ông đã một lần kết hôn. Người ta cười cợt, bàn tán nói mãi rồi cũng thôi.
Nên thực tế là: Không ai thật sự khác sống ra sao, làm gì. Người ta có thể lời ra tiếng vào lúc bạn bày tỏ ý định. Nhưng về cơ bản họ chẳng quan tâm nếu bạn có làm điều đó hay không. Họ còn mải lo cho cuộc sống của mình.
Bạn hối tiếc vì không nắm bắt lấy một cơ hội nào đó, chẳng có ai phải mất ngủ.
Bạn trải qua những ngày tháng nhạt nhẽo với công việc bạn căm ghét, người ta chẳng hề bận lòng.
Bạn có chết mòn nơi xó tường với những ước mơ dang dở, đó không phải là việc của họ.
Suy cho cùng quyết định là ở bạn. Muốn làm gì hay không là tùy bạn.
Nên hãy làm những điều bạn thích. Hãy đi theo tiếng nói trái tim. Hãy sống theo cách bạn cho là mình nên sống.
Nhưng, cũng giống như là cá, hay những ngọn núi.
Nếu bạn xuống nước khi bơi không giỏi, bạn có thể bị chết đuối.
Nếu bạn đi rừng khi không đủ kinh nghiệm, bạn có thể bị lạc.
Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ bạn sẽ phải trả giá. Thời gian, tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.
Quyết định là ở bạn. Nên trách nhiệm cũng là của bạn.
Thành công có được là của bạn. Thất bại cũng là do bạn.
vì không ai quyết định cuộc đời của bạn thay cho bạn, nên cũng không ai gánh thay hậu quả
Lựa chọn điều mình muốn và chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng. Hành trang, dụng cụ, vật phẩm.
Hãy sống theo cách bạn muốn.
(Trích "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu", Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2021, tr.162-163)
Thực hiện các yêu cầu.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính c học sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. Xác định thành phần biệt lập trong câu. Người ta có thể lớn ra tiếng vào lúc bày tỏ ý định.
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả "Nếu làm gì đó khi chưa chuẩn bị kĩ. Bạn sẽ phải trả giá. Thời gian tiền bạc, sức khỏe, thậm chí là cả mạng sống.”
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất với anh chị? Vì sao
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc làm những điều mình thích.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét những nét riêng trong cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh ở bài thơ “Sang thu”.
-HẾT-
5. Đáp án đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2022
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
Câu 2: Theo đoạn trích, người bố muốn cho con trai mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào.
Câu 3:
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh những thứ người con có và những thứ người nghèo có, từ đó ngầm nhắc nhở người con về giá trị thực sự trong cuộc sống.
Câu 4:
Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Lý giải:
Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn là những giá trị đích thực nó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa, nó giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị, là sự giàu có của con người.
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ
b. Yêu cầu về mặt nội dung:
Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm.
- Giải thích: Sự trải nghiệm là việc con người tự mình trải qua những vấn đề trong cuộc sống trên tinh thần tiếp thu, học hỏi
- Ý nghĩa của sự trải nghiệm:
+ Trải nghiệm đem lại sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp ta trưởng thành về suy nghĩa, bồi đắp tình cảm
+ Trải nghiệm là cơ hội để con người nhìn lại chính mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn.
+ Trải nghiệm giúp con người khám phá sự sáng tạo của chính bản thân mình.
+ Trải nghiệm sẽ giúp con người tạo dựng được những mối quan hệ có ích trong xã hội.
+ Thiếu trải nghiệm sẽ khiến con người trở nên thụ động, khép mình.
+ Con người cần nhận thức vai trò quan trọng của trải nghiệm cuộc sống.
Câu 2:
Cách giải:
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá. - Khái quát vấn đề nghị luận: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi từ đó nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
2. Thân bài:
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi (2 khổ đầu):
* Được xây dựng trên nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: nhìn từ con thuyền đang ra khơi
+ Thời gian: hoàng hôn -> sự vận động của thời gian. + Quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc chiều tà -> vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển.
Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cai ngang như chiếc then cửa của vũ trụ Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: 60
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống ho động bình yên.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động.
- Câu hát của người dân chài: Con
- Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cả thu”...-> sự giàu có của biển.
- Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú:
+ Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng - > liên tưởng đến dệt luwois của đoàn thuyền.
+ Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội.
+ Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng”
>Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người ho động mới.
2. Nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Họ là những người dân lao động bình dị nhưng lại góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Chính những người dân lao động đã tạo nên đất nước tươi đẹp.
6. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hóa năm 2022
SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề Ngày thi: 17/6/2022 |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thủ một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai
- Con thấy chuyển đi thế nào?
- Rất tuyệt bố ạ!
- Người bố hỏi.
- Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?
- Vâng, con thấy rồi ạ!
- Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?
- Cậu bé trả lời:
- Chúng ta cả một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao, Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.
Cậu bé nói thêm:
- Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào? Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mim cười đáp:
- Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ!
(“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?”, dẫn theo http://quantrimang.com/cau-chuyen-y-nghia-ve-cuoc-song, 2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Theo văn bản, người bố muốn cho con trai của mình thấy điều gì khi dẫn con thăm thủ một ngôi làng?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng".
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của người bố “Tình yêu, long trac da, giá đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có trong văn bản không? Vì sao?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự trải nghiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 2. (5 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về vai trò của những con người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.