Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2024

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bạc Liêu năm 2024 diễn ra trong hai ngày: 23 và 24/5. Dưới đây VnDoc gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu năm 2024 kèm đáp án tham khảo. Mời các bạn tham khảo để so sánh đối chiếu với bài làm của mình nhé.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Bạc Liêu 2024

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (7,0 điểm)

Câu 1.

a) Thể thơ tự do

b) Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ thứ nhất: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”

c)

Thành phần phụ trú trong đoạn thơ thứ 2:

+ có ai ngờ!

+ thương thương quá đi thôi!

Câu 2. Tuổi thơ của nhân vật trữ tình là một tuổi thơ vô tư, hồn nhiên với những trò chơi, hành động và cảm xúc rất trẻ con.

Câu 3.

Học sinh tự trình bày cảm xúc cá nhân, chú ý có lý giải. Dưới đây là gợi ý:

- Tinh thần bất khuất, kiên cường của người lính tiến lên cùng cách mạng.

- Xúc động trước giây phút chia tay mẹ ra đi bảo vệ Tổ quốc.

- Niềm tự hào nói chung về những con người trong thời đại chiến tranh với lý tưởng bảo vệ Tổ quốc cao đẹp.

II. PHẦN LÀM VĂN (13,0 điểm)

Câu 1

A. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: kí ức tuổi thơ đối với mỗi người.

B. Làm rõ vấn đề:

- Giải thích Kí ức tuổi thơ: những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch.

- Phân tích

+ Mỗi con người ai cũng có tuổi thơ của riêng mình, cũng trải qua những năm tháng trẻ con vui tươi, hồn nhiên, những kỉ niệm đó sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này.

+ Kí ức tuổi thơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người, mỗi người đều có những kỉ niệm cho riêng mình.

+ Người không có tuổi thơ, không có kí ức đẹp là những người có tâm hồn nghèo nàn, sau này khi nhìn lại không có gì đáng nhớ tạo ra sự trống rỗng.

- Chứng minh

+ Học sinh tự lấy dẫn chứng về tầm quan trọng của kí ức đối với cuộc sống của con người.

+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về.

C. Kết đoạn: Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của kí ức tuổi thơ đối với mỗi người; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.

2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai

- Ông tìm nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.
⇒ Đó là biểu hiện tình yêu làng của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê.

- Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

- Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

- Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con ( nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?): Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai.

- Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

- Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

→ Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

- Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

+ Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

+ Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác.

- Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai.

- Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng.

- Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản).

3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

- Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng.

- Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua non ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

- Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân

III. Kết bài

- Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

- Ông Hai là người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

- Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Bạc Liêu 2024

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (7,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Những ngày trốn học

Đuổi bướm cầu ao

Mẹ bắt được...

Chưa đánh roi nào đã khóc!

Có cô bé nhà bên

Nhìn tôi cười khúc khích...

***

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Từ biệt mẹ tôi đi

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Trích Quê hương, Giang Nam, nguồn www.thivien.net)

Câu 1 (3,0 điểm)

a) Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? (1,0 điểm)

b) Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được thể hiện trong đoạn thơ thứ nhất. (1,0 điểm)

c) Xác định thành phần phụ chú trong đoạn thơ thứ hai. (1,0 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm): Tuổi thơ của nhân vật trữ tình tôi được hiện lên như thế nào trong những câu thơ sau: “Những ngày trốn học/ Đuổi bướm cầu ao/ Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào

đã khóc!”?

Câu 3 (2,0 điểm): “Cách mạng bùng lên/ Rồi kháng chiến trường kỳ/ Quê tôi đầy bóng

giặc/ Từ biệt mẹ tôi đi”.

Những lời tâm sự của chàng trai trong đoạn thơ trên gợi cho em cảm xúc gì? Vì sao em có những cảm xúc đó?

II. PHẦN LÀM VĂN (13,0 điểm)

Câu 1 (5,0 điểm): Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của những kí ức tuổi thơ đối với mỗi người.

Câu 2 (8,0 điểm): Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:

Ông lão nghe chẳng sót một câu nào. Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kỳ lên Tháp Rùa. "Đây, cứ kêu chúng nó là trẻ con mãi đi, liệu đã bằng chúng nó chưa?". Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên qua hai bốt Thao ngay giữa chợ. “Khiếp thật, tinh những người giỏi cả". Lại còn bao nhiêu tin đột kích nữa,chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian; chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp. “Cứ thế chỗ này giết một tí,chỗ kia giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm". Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!

(Lược thuật một đoạn: Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lỗi huyện cũ Ở đây, ông vào quán nước để hỏi thăm, nghe ngóng tin tức về làng Chợ Dầu của ông từ những người tản cư mới ở dưới xuôi lên.)

Ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi:

- Nó...Nó vào làng Chợ Dầu hả bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

- Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại ...

(Lược thuật một đoạn: Mọi người khẳng định tin làng Chợ Dầu theo Tây là chính xác. Họ còn mỉa mai “tinh thần hăng hái” của làng Chợ Dầu. Ông Hai vờ vờ đứng lảng sang chỗ khác, rồi đi thẳng. Nhưng tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo và tiếng chửi của người đàn bà về sự việc làng Chợ Dầu theo giặc vẫn bám theo ông.)

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra gường, mấy đứa trẻ hôm nay thấy bố có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rút lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”

(Trích Làng, Kim Lân, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2022, trang 164-166)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2024 ảnh 1
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2024 ảnh 2

3. Đáp án Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu 2023

I. ĐỌC HIỂU

a.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

b.

Theo tác giả, những câu chuyện nhỏ bé nhưng vô cùng giá trị được lan truyền trên mạng xã hội là:

- Câu chuyện về cậu bé Đạt thông cống khi trời mưa.

- Câu chuyện nữ sinh nhặt được của rơi trả lại người mất.

- Ông lão nông dân 70 tuổi với công việc 20 năm vá đường không công.

- Sư thầy nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi.

....

C.

- Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những hành động đơn giản, diễn ra hàng ngày nhưng lại thể hiện sự tử tế.

+ Từ đó kêu gọi mọi người hãy làm việc tử tế từ những điều nhỏ bé nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những việc tử tế

2. Giải thích

- Việc tử tế: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

3. Bàn luận

- Ý nghĩa của việc sống tử tế:

+ Làm việc tử tế sẽ giúp con người cũng như xã hội ngày càng phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

+ Làm việc tử tế giúp đỡ những người xung quanh ta vượt qua khó khăn, cảm nhận được tình yêu thương từ những người xung quanh, từ đó có niềm tin hơn với cộc sống.

+ Làm việc tử tế cũng giúp bản thân sống một cuộc đời hạnh phúc, thanh thản.

+ Làm việc tử tế sẽ là tấm gương tốt để mọi người noi theo, từ đó xây dựng một xã hội tử tế, văn minh. Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp: VD: Chương trình nấu ăn cho em – Đen.

- Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,...

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Phạm Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu:

+ Chân dung chiếc xe không kính.

+Chân dung người lính lái xe.

2. Thân bài:

2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”.

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kinh

-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.

- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

- "Bom giật, bom rung”, “bom rơi"

- Những chiếc xe không kính:

+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối thật với gian nan, thử thách.

- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

4. Đề vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bạc Liêu 2023

Đề thi vào 10 Văn Bạc Liêu 2023

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm