Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2024

Chiều 7/6, các thí sinh Nam Định bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 Văn Nam Định 2024

I. TRẮC NGHIỆM

1 - B

2 - A

3 - C

4 - B

5 - C

6 - C

7 - D

8 - A

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2.

- Điệp cấu trúc: Hãy….

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.

+ Sử dụng phép điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh phải tận dụng thời gian trẻ tuổi để sống, làm việc một cách có ý nghĩa.

Câu 3. Học sinh tự bày tỏ quan điểm cá nhân.

Gợi ý: Đồng ý (Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề, là thời gian để xây dựng và gieo trồng…để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ tương lai. )

III. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1. Mở đoạn:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của trải nghiệm đối với cuộc sống.

2. Thân đoạn:

- Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm; tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống.

- Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp chúng ta mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp mỗi người gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người khám phá chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai.

+ Trải nghiệm giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống.

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh...

- Bàn luận mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

- Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Đặc biệt hơn nữa, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

- Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với cuộc sống của mỗi con người.

Câu 2

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con

- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn khổ thơ thứ 2 bài Nói với con

b) Thân bài:

* Những phẩm chất cao quý của người đồng mình

- "Người đồng mình" : người vùng mình, người miền quê mình => cách nói mang tính địa phương của người Tày gợi sự thân thương, gần gũi.

=> Nghĩa rộng hơn là những người sống cùng trên một đất nước, một dân tộc.

- "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" -> thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.

- "Cao", "xa" : khoảng cách của đất trời -> những khó khăn, thách thức mà con người phải trải qua trong cuộc đời.

-> Hai câu thơ đăng đối ngắn gọn đúc kết một thái độ, một cách ứng xử cao quí: người biết sống là người biết vượt qua nỗi buồn, gian nan, thử thách... hơn nữa còn phải luôn nuôi chí lớn, nỗ lực phấn đấu đi lên. Có như vậy mới thành công trên con đường đời, gặt hái được nhiều hoa thơm, trái ngọt.

- “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” : ẩn dụ cho những gian lao, vất vả

- "Sống", "không chê" : ý chí và quyết tâm vượt qua thách thức, khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói".

=> Khẳng định và ngợi ca đức tính cao đẹp của “người đồng mình”: sống sâu sắc, ý chí mạnh mẽ, có một trái tim ấm áp và nghị lực phi thường.

- Biện pháp so sánh "Sống như sông như suối" -> sống lạc quan, mạnh mẽ như thiên nhiên (sông, suối) chấp nhận những thác ghềnh để rút ra những bài học quí báu.

-> Niềm tin vào ngày mai tươi sáng, cực nhọc, đói nghèo rồi sẽ tan biến.

- "thô sơ da thịt" : giản dị, chất phác, thật thà -> Ca ngợi bản chất mộc mạc, giản dị, chân thật của người đồng mình sớm khuya vất vả.

- “Chẳng mấy ai nhỏ bé” -> ngợi ca ý chí, cốt cách không hề "nhỏ bé" của người đồng mình.

- "đục đá kê cao quê hương" : truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi

-> Ẩn dụ cho tinh thần đề cao, tự hào về quê hương, tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu.

- "quê hương thì làm phong tục" : phong tục tập quán là điểm tựa tinh thần nâng đỡ và tạo động lực cho con người.

=> Đây chính là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng : Mỗi người, mỗi cuộc đời chính là một “mùa xuân nho nhỏ” tạo nên mùa xuân cộng đồng và cộng đồng sẽ là cái nôi nâng đỡ cho mùa xuân tâm hồn mỗi người.

* Lời dặn dò, nhắn nhủ và niềm hy vọng người cha dành cho người con

- “Tuy thô sơ da thịt”, “không bao giờ nhỏ bé” một lần nữa lặp lại để khẳng định và khắc sâu hơn những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”

- "Lên đường" -> Người con đã khôn lớn, đến lúc tạm biệt gia đình, quê hương để bước vào một trang mới của cuộc đời

- "Nghe con" -> hai tiếng ẩn chứa bao nỗi niềm và lắng đọng, kết tinh mọi cảm xúc, tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con.

-> Qua việc ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người đồng mình, người cha mong con sống có tình nghĩa với quê hương, giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông, biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.

=> Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao rằng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương, đất nước.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Thể thơ tự do phù hợp với lối nói, tư duy khoáng đạt của người miền núi

- Giọng điệu thơ linh hoạt lúc thiết tha, trìu mến khi trang nghiêm

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ

- Biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ...

c) Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung của khổ thơ và nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

2. Đề thi vào 10 Văn Nam Định 2024

đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 - 2025 tỉnh Nam Định trang 1
đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024 - 2025 tỉnh Nam Định trang 2

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2023

Phần I. Tiếng Việt

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. C

Câu 5. C

Câu 6. A

Câu 7. A

Câu 8. B

Phần II: Đọc hiểu văn bản

Câu 1.

Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh:

- Bom rơi đạn nổ.

- Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người.

- Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy.

- Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Câu 2.

Có thể bộc lộ suy nghĩ về một trong những phẩm chất sau:

- Tình yêu thương gia đình, người thân

- Sự hi sinh cao cả, quên mình cho Tổ quốc

- Ý thức được sự cống hiến của bản thân là nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng

- Tinh thần lạc quan chiến đấu...

Câu 3. HS tự trình bày quan điểm của cá nhân

Phần III: Tập làm văn

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm trong xã hội.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích: Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân...; dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

Vì sao cần phải có lối sống có trách nhiệm trong xã hội?

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân cách, sự trưởng thành của một người

- Là một nét sống đẹp, là phẩm chất cần có của những người trẻ hiện đại.

- Là hành động khẳng định giá trị bản thân, dấu hiệu cơ bản, quan trọng của việc hòa nhập với cộng đồng, giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa, vai trò của lối sống có trách nhiệm.

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao

- Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn.

- Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ

- Có được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

- Đảm bảo quyền hạn, lợi ích của mình và người khác góp phần phát triển và giữ gìn đất nước.

Bàn luận mở rộng

- Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.

Bài học nhận thức và hành động

- Sống có trách nhiệm là một lối sống đúng đắn cần phải được cổ động và thực hiện phổ biến trong cộng đồng.

Khái quát lại vấn đề: Trong thời đại ngày nay, lối sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và đất nước rất cần thiết, trở thành động lực để phát triển đất nước và xây dựng văn hóa xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Câu 2

A) Mở bài:

Nguyễn Dữ là một nhà văn tiến bộ, lần đầu tiên đưa hình ảnh người phụ nữ vào những trang Văn học trung đại. Nhân vật Vũ Nương - một người phụ nữ bình dân nhưng có một vẻ đẹp lí tưởng đã được nhà văn trân trọng, thể hiện qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - một áng "thiên cổ kì bút".

B) Thân bài:

*Luận điểm chính: Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương.

*Luận điểm 1: Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương con hết mực, giàu lòng hiếu thảo.

- Trương Sinh xã nhà ra chiến trận, Vũ Nương một mình gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình.

- Biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, Vũ Nương đã gồng mình để vượt qua tất cả những ngày tháng đầy thử thách ấy.

- Buổi đầu về làm dâu nhà Trương Sinh, mặc dù đó không phải là một cuộc hôn nhân của tình yêu, của sự bình đẳng nhưng Vũ Nương vẫn một lòng vun vén, xây dựng tổ ấm của mình. Đây là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

- Chồng đi xa, nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Với nàng, đứa con là niềm vui, là hạnh phúc để nàng vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tình thương yêu con của Vũ Nương không chỉ thể hiện ở việc nuôi con lớn lên về thể chất, nàng còn dành thời gian vui chơi cùng con để bù đắp về mặt tinh thần khi chồng xa nhà.

+ Hằng đêm, Vũ Nương chỉ vào cái bóng của mình để nói với con đó là cha Đản.

+ Bằng cái bóng của mình, nàng muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm của cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa con với người cha chưa biết mặt nơi chiến trận xa xôi.

- > Tấm lòng của người mẹ thật sâu nặng và cảm động.

- Vũ Nương là một nàng dâu hiếu thảo, nghĩa tình.

+ Vũ Nương đã hết lòng yêu thương, kính trọng mẹ chồng.

• Nàng chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo, ân cần, lo thuốc thang, lễ bái Thần, Phật khi mẹ chồng ốm đau.

Tìm lời ngon ngọt để động viên, an ủi mẹ già cho mẹ vơi bớt nỗi nhớ thương con nơi chiến trận.

• Lúc mẹ chồng qua đời, lo ma chay, tế lễ cẩn trọng như với cha mẹ đẻ mình..

+ Tấm lòng của nàng đã được mẹ chồng ghi nhận trong lời trăng trối cuối cùng: Ngắn dài có số.. Đây là cách kể chuyện thông minh, tài hoa của nhà văn. Dùng lời nói lúc lâm chung của bà mẹ Trương Sinh để khách quan ghi nhận phẩm chất của Vũ Nương.

- >Nàng đã sống trọn đạo làm con, trọn đạo làm dâu trong gia đình.

* Luận điểm 2: Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng.

- Khi lấy chồng, nàng cư xử rất đúng mực, giữ gìn khuôn phép để gia đình được đầm ấm, hạnh phúc.

- Ngày Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng bằng chén rượu đầy tình nghĩa. Nàng nói với chồng những lời thiết tha, cảm động. Nàng chỉ mong Trương Sinh trở về mang theo hai chữ bình yên mà không cần đến áo gấm, phong hầu, vinh hoa, phú quý. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng, xót thương trước những gian khổ, hiểm nguy khôn lường nơi chiến trận xa xôi. Nàng nghĩ cho chồng trước, sau đó mới nghĩ đến nỗi cô đơn riêng của mình. Nàng bày tỏ với chồng nỗi nhớ thương khắc khoải dài theo năm tháng.

- > Dù chung sống chưa được bao lâu, dù chỉ là cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng với tấm lòng người vợ, Vũ Nương đã dành trọn cho chồng cả trái tim yêu thương.

- Những năm tháng xa chồng, nàng một lòng nhớ thương, thuỷ chung sắt son với chồng.

+ Nàng cố gắng giữ gìn khuôn phép: Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

+ Nỗi nhớ thương chồng không lúc nào nguội. Ba năm xa cách! Năm lòng nàng trĩu nặng buồn thương.

+ Chiếc bóng không chỉ là trò chơi để an ủi con mà còn để cho 108 nàng vơi bớt nỗi cô đơn, thương nhớ, để nàng như vẫn thấy Trương Sinh đang nhà, quây quần đầm ấm với vợ con.

- Khi Trường Sinh trở về:

+ Bị nghi oan, bị đối xử phũ phàng song hàng không một lời bàn giận, trách cứ chồng.

+ Bằng cái chết, nàng muốn chứng minh với chồng tấm lòng trong sạch, thuỷ chung.

- Khi sống dưới thuỷ cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng, thương con. Nàng ứa nước mắt khi nghe Phan Lang nhắc tới gia đình.

* Luận điểm 3: Vũ Nương là người phụ nữ giàu lòng tự trọng..

- Khi mọi lời giãi bày, mọi cố gắng không thành, Vũ Nương tìm đến cái chết. Đây là một hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự. Nàng thà chết chứ không thể sống trong ô nhục.

- Khi sống dưới thuỷ cung, lòng nàng vẫn khao khát được giải oan, được phục hồi danh dự.

- Dù bị ruồng rẫy, tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng vẫn không thay đổi, vẫn hướng lòng mình về gia đình, quê hương.

- > Vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương đã để lại trong lòng người đọc bao tình cảm mến yêu, trân trọng.

C) Kết bài:

- Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp mang tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.

- Tác giả đã bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến đối với nhân vật trong khi xã hội phong kiến lại chà đạp, coi thường người phụ nữ. Với nhân vật Vũ Nương, tác giả thể hiện được nghệ thuật khắc họa nhân vật rất tài tình.

4. Đề thi vào 10 môn Văn Nam Định 2023

 đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 trang 1

 đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2023 trang 2

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm