Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An 2024

Sáng 5/6, các thí sinh tỉnh Nghệ An bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

Xem thêm: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Nghệ An 2024

1. Đáp án đề thi vào 10 Văn Nghệ An 2024

Câu 1. ĐỌC HIỂU

a. Thể thơ: tự do

b.

- Từ láy: mơn mởn

- Từ ghép: cánh

c.

Hình ảnh quê hương hiện lên:

- Hình ảnh quê hương hiện lên vô cùng yên bình, giản dị: hoa xoan lũy tre làng, cây gạo, cánh cò.

- Hình ảnh quê hương hiện lên với vẻ đẹp truyền thống với mái đình cong cong.

=> Quê hương hiện lên thật đẹp đẽ, dù gặp bão táp vẫn kiên cường đứng dậy. Những nét đẹp truyền thống, sự bình yên vốn có của làng quê Việt Nam vẫn được gìn giữ.

d.

Học sinh tự nêu thông điện nhận được. Gợi ý:

- Thông điệp về tình yêu quê hương đất nước.

- Thông điệp về sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp quê hương.

Câu 2

1. Mở bài: 

Nêu vấn đề cần bình luận: Thế hệ trẻ hôm nay cần thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Thể hiện lòng hiết ơn đối với quê hương đất nước là việc ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước.

b. Bàn luận:

- Vì sao thế hệ trẻ cần thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước?

+ Quê hương đất nước là nơi con người được sinh ra, nơi nuôi nấng, nâng đỡ con người từ khi mới lọt lòng.

+ Thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước chính là một cách thể hiện tình yêu đối với nơi mình sinh ra, tổ quốc của mình.

+ Thể hiện lòng hiết ơn đối với quê hương đất nước giúp thế hệ trẻ có động lực phát triển bản thân, đem sức mình ra cống hiến cho sự phát triển của quê hương đất nước.

- Cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với quê hương đất nước?

+ Tích cực trau dồi bản thân cả về kiến thức, kĩ năng, đạo đức để xây dựng quê hương, đất nước.

+ Lan tỏa tình yêu nước đến với những người xung quanh.

+ Có những hành động, tham gia vào các hoạt động cộng đồng nhằm thúc đẩy tình yêu nước, giúp thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm, lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

c. Liên hệ bản thân.

3. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề

Câu 3.

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.

- Nêu vấn đề nghị luận: Tâm trạng ông Hai trước và sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.

2. Thân bài

a. Tâm trạng ông Hai trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Ông suy nghĩ vẩn vơ, nhớ về những ngày được làm việc, được chiến đầu cùng anh em, niềm vui ấy bật lên thành tiếng “Ô, sao mà độ ấy vui thế!”.

- Những ngày hoạt động đó khiến ông thấy mình trẻ ra: hát hỏng, bông phèng, ...

- Khao khát được về làng để làm việc với anh em.

- Nỗi nhớ làng trong ông lại dâng lên mãnh liệt.

⇒ Ông Hai là một người rất yêu làng và tự hào về truyền thống cách mạng làng mình.

b. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

- Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư.

- Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:

+ Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.

+ Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:

+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;

+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.

+ Cho tương lai cả gia đình.

- Rồi ông lại đi kiểm điểm từng người một, tự nói với chính mình làm sao những người ấy có thể thao Tây. => Nỗi đau đớn, xấu hổ, nhục nhã cứ thế lan tràn, gặm nhấm tâm can ông.

- Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

=> Ông Hai chính là đại diện cho người nông dân thời chống Pháp, tình yêu nước là tình yêu lớn lao, bao trùm lên tất cả các tình cảm khác. Ông Hai chính là minh chứng cho tấm lòng thủy chung, son sắt với đất nước, với cách mạng.

c. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện đặc

- Xây dựng tâm lý nhân vật

- Sử dụng nhuần các hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

3. Kết bài

Khái quát nội dung giá trị đoạn trích

2. Đề thi vào 10 Văn Nghệ An 2024

Môn Văn đề thi vào lớp 10 Nghệ An 2024

Lịch thi vào lớp 10 năm 2024 tỉnh Nghệ An

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian làm bài

Giờ

phát đề thi cho thí sinh

Giờ bắt đầu

làm bài

05/6/2024

Sáng

Ngữ văn

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

Chiều

Ngoại ngữ

60 phút

14 giờ 50

15 giờ 00

06/6/2024

Sáng

Toán

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Văn Nghệ An 2023

Câu 1:

Câu a

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu b

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Câu c

Với ốc sên con cái vỏ là một thứ nặng nề, cồng kềnh và không có giá trị.

Với ốc sên mẹ vỏ là phương tiện để bảo vệ cơ thể của chúng. Đồng thời ốc sên mẹ cũng cho thấy, chúng không cần dựa vào ai mà chỉ cần dựa vào chính bản thân mình không ngừng nỗ lực, cố gắng để bảo vệ bản thân, sống và phát triển.

Câu d

HS nêu thông điệp có ý nghĩa với mình.

- Cuộc sống không hề hoản hảo, hãy trân trọng và nâng niu những gì mình đang có.

- Dựa vào chính bản thân mình và nỗ lực, cố gắng không ngừng.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Giới thiệu vấn đề: dù bạn là ai thì bạn vẫn luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

Mỗi chúng ta đều có giá trị của riêng mình bởi vậy việc cần thiết đó chính là phải biết phát huy giá trị của bản thân.

2. Giải thích

- Giá trị của bản thân: Giá trị của bản thân là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.

=> Mỗi người hãy phát huy giá trị của chính mình.

3. Bàn luận

- Sự cần thiết phát huy giá trị bản thân:

+ Phát huy giá trị bản thân sẽ giúp chúng ta tự tin hơn với chính mình.

+ Phát huy được giá trị bản thân ta sẽ góp phần giúp cho xã hội ngày càng phát triển.

+....

+ Phát huy giá trị của bản thân cũng là một cách giúp ta không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên.

- Giá trị bản thân không đơn thuần chỉ là tiền tài, vật chất bên ngoài mà còn là giá trị bên trong tâm hồn.

- Phê phán những người thiếu tự tin về bản thân, luôn sống rụt rẻ, e sợ.

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

1. Mở bài

- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ kỳ vĩ.

2, Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: Đẹp, rộng lớn, lộng lẫy:

- Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh

- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.

b. Nổi bật hơn cả là người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp

* Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.

- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát: "Ta hát bài ca gọi cá vào..."

- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc:

+ Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

+Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. +Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn “ Hát rằng cá bạc biển đông lặng/.../ Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

*Cảnh đoàn thuyền trở về

- Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. thuyền nay hát lại đưa thuyền về.

+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân học" Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời; cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng. Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

b. Bình minh trên biển

– Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

- H/ả “ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm

vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên tượng đẹp huy hoàng giữa bầu trỏi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

- Huy cận đã khắc họa thật đẹp hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên trong âm điệu khỏe khoắn của thời đại mới.

3. Kết bài

- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới.

- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trongnhững hình ảnh thơ lãng mạn đó.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

... Ốc sên con luôn thấy bực bội với cái vỏ vừa nặng vừa vụng về của mình, nó bèn hỏi mẹ: "Tại sao con lại phải vác cái vỏ này? Con sâu róm không có xương, bò cũng rất chậm, sao nó không cần có vỏ?" Sên mẹ đáp: “Vì sâu róm có thể hóa thành bươm bướm, nó có thể bay rất cao, bầu trời có thể bảo vệ cho nó." Sên nhỏ lại hỏi: "Thế còn giun thì sao? Nó cũng không có xương, bỏ cũng không nhanh, lại không cần có vỏ." Sên mẹ trả lời: “Vì giun có thể chui xuống đất, đất sẽ bảo vệ cho nó." Sên nhỏ nghe xong bỗng òa lên khóc: "Số chúng ta thật khổ, bầu trời và mặt đất đều không bảo vệ cho ta. "Sên mẹ cười nói: "Thế nên chúng ta mới có vỏ, chúng ta không dựa vào trời đất mà dựa vào chính mình!"...

(Trích Từ hạt cát đến ngọc trai, Marcus Aurelius, NXB Thanh niên, 2017, tr.181)

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

b. Theo đoạn trích, vì sao sâu róm và giun không cần có vỏ?

c. Hình ảnh cái vỏ trong cách nhìn của ốc sên con và ốc sên mẹ khác nhau như thế nào?

d. Nếu một thông điệp có ý nghĩa mà em nhận được từ đoạn trích.

Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)

Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định ...

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc phát huy giá trị bản thân.

Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

....Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồn lên đón nắng hồng

Câu hát căng buồn với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mất cá huy hoàng muốn dặm phơi

(Trích Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.140)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm