Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2024

Sáng 6/6, các thí sinh Lạng Sơn bắt đầu làm bài thi môn Văn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025. VnDoc sẽ gửi tới các bạn Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn năm 2024 kèm đáp án tham khảo sau khi hết thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

HS lựa chọn 1 phép liên kết và chỉ ra.

Gợi ý: phép liên kết hình thức trong đoạn văn: phép nối (nhưng); Phép lặp: bạn.

Câu 2.

Trong đoạn trích, tác giả đưa ra những lời khuyên nếu bị bệnh tật hành hạ hoặc phải sống chung với khuyết tật thì:

- Hãy tiến lên phía trước, nắm lấy cơ hội đó để biết được ý nghĩa và sự quý giá của cuộc sống.

- Hãy để những người bạn quan tâm biết rằng bạn yêu thương họ như thế nào.

- Hãy làm cho niềm tin của bạn trở nên mạnh mẽ.

Câu 3.

Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của mình. Sau đây là gợi ý:

- Cuộc sống là một phép màu, có rất nhiều niềm vui bất ngờ đến với ta.

- Vì thế chúng ta cần phải trân trọng cuộc sống, giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin và suy nghĩ tích cực vào những điều kì diệu của cuộc sống.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết quan tâm đến người khác trong cuộc sống.

1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của việc biết quan tâm đến người khác trong cuộc sống.

2. Bàn luận:

a. Giải thích vấn đề:

- Quan tâm đến người khác là một cảm xúc, một thái độ thể hiện sự chú ý, quan tâm, chăm sóc, lo lắng, yêu thương, quý trọng đối với một ai đó.

- Quan tâm đến người khác có thể thể hiện bằng lời nói, hành động, hoặc cả hai.

b. Phân tích

- Ý nghĩa của sự quan tâm đến người khác.

+ Giúp cho các mối quan hệ được liên kết với nhau chặt chẽ, tăng tính liên kết cộng đồng, gia tăng các mối quan hệ trong đời sống.

+ Giúp cho con người trở nên bao dung, phát huy lòng trắc ẩn bên trong mỗi con người.

+ Sự quan tâm đến người khác khiến cho con người được mọi người quý mến, lan tỏa được những giá trị tốt đẹp, tích cực đến với mọi người, xã hội.

+..

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp

- Phê phán những kẻ chỉ biết sống cho mình, không quan tâm đến người khác.

3. Kết đoạn: Tổng kết lại vấn đề

Câu 2.

Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu được vấn đề.

+ Thân bài: triển khai được vấn đề.

+ Kết bài: khái quát được vấn đề.

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu về nội dung:

Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Chính Hữu trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, từng cầm súng chiến đấu nên am hiểu tâm tư, cuộc đời người lính. Ông chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ già hình ảnh, giọng điệu phong phú.

- Giới thiệu tác phẩm: Tác phẩm Đồng chí là một trong những tác phẩm thành công nhất của Chính Hữu, tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Biểu hiện, sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí.

2. Thân bài

a. Biểu hiện tình đồng chí.

* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.

- Thấu hiểu:

+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.

+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá của người lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát

Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ...

=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:

- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.

- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men...nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.

- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> họ vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.

* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.

- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:

+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.

+ Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.

+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.

=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính

và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.

b. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:

* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:

- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.

- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi. -> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng (thanh thản kì lạ) -> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.

=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi

* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ - chất thi sĩ.

+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc, sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay * chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

c. Đánh giá chung:

- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh lính thời kì đầu chống Pháp.

- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, xúc dồn nén.

3. Kết bài

Tổng kết lại vấn đề.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2024

Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024 tỉnh Lạng Sơn

Lịch thi vào lớp 10 tỉnh Lạng Sơn năm 2024:

Lang Son cong bo lich thi vao lop 10 nam 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Theo tác giả, Nếu bạn chưa có một giấc mơ của riêng mình thì bạn hãy dành thời gian cho bản thân để nghĩ về điều đó.

Câu 3.

Học sinh trình bày theo cảm nhận của bản thân, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Thời gian là hữu hạn, chúng ta chỉ được sống một lần. Đồng nghĩa với đó, mỗi người trong chúng ta chỉ có thể trải qua tuổi xuân một lần duy nhất.

- Khi tuổi xuân qua đi, sự nhiệt huyết, năng lực và sức học hỏi, làm việc của chúng ta sẽ bị giảm sút không còn được như lúc trẻ. Lúc đó muốn sống theo giấc mơ của mình cũng trở nên khó khăn hơn. Khi ấy, chúng ta sẽ cảm thấy tiếc nuối vì chúng ta chưa từng sống cho ước mơ của chính mình, cuộc sống đã từng sống cũng không thật sự là cuộc sống bản thân mong muốn.

- Qua câu nói tác giả gửi gắm đến tất cả mọi người hãy sống, mơ ước và dùng hết sức mình để biến những ước mơ thành hiện thực, để sau này không bao giờ phải ân hận, hối tiếc.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 4.

* Giới thiệu vấn đề nghị luận:

Gợi ý: Hẳn ai ai cũng có cho mình một ước mơ, nhưng những việc em cần làm để thực hiện ước mơ của bản thân là gì?

*Bàn luận vấn đề

*Giải thích:

– Ước mơ là gì?

+ Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

* Bàn luận:

- Những việc em cần làm để thực hiện ước mơ của bản thân:

+ Cần phải nỗ lực khồng ngừng. Không có cái gì tự dưng mà có, không có cái gì là cứ ước là thành sự thật.

+ Biết bản thân mình muốn gì, kiên trì với các mục tiêu nhỏ nhưng cũng phải linh hoạt khi cần

+ Chúng ta phải không ngừng học hỏi các kiến thức, kĩ năng thì mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Hơn thế nữa, ta còn phải rèn luyện thân thể.

- Dẫn chứng: Để trở thành giáo viên, tôi cần phải có sức khỏe thật tốt nếu không tôi chẳng thể nào giảng bài, soạn giáo án, thức đêm để chấm bài cho học sinh.

- Mở rộng vấn đề: Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ, buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

*Kết thúc vấn đề: Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

Câu 5.

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ "Ánh trăng ".

- Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ cuối.

b. Thân bài

* Khổ thơ 1: tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến:

Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn đinh tối om

Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm.

- Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “ phòng tối om” >< “vầng trăng tròn”

- Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ.

- Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người.

→ khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người

* Khổ thơ 2: Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả

Sự xúc động mãnh liệt của nhân vật trữ tình “ ngửa mặt lên nhìn mặt/ có cái gì rưng rưng/ như là đồng là bể/ như là sông là rừng”.

- Chủ thể trữ tình lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng cũng chính là quá khứ đối diện với hiện tại, sự thủy chung tình nghĩa đối diện với sự bạc bẽo vô tình.

+ Đối diện với vầng trăng tình nghĩa, con người dường như thức tình được sự thiện lương: nhìn sâu vào bản thân để thấy lỗi lầm, sự thay đổi của mình.

+ Cuộc gặp gỡ không lời giúp con người tự soi chiếu vào chính mình.

* Khổ cuối: thể hiện những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lý của tác giả

-“trăng cứ tròn vạnh vạnh” biểu trưng cho sự chung thủy, nghĩa tình, trọn vẹn của thiên nhiên và quá khứ dù con người có thay đổi, vô tình.

- Ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không trách cứ, oán hờn thể hiện sự bao dung, độ lượng của con người nghĩa tình.

- Sự im lặng khiến nhân vật trữ tình “giật mình” đây là sự thức tỉnh lương tâm rất đáng trân trọng.

- Câu thơ cuối cùng là sự âm hận, nỗi niềm tâm sự trở nên ám ảnh, day dứt.

→ Sự cảnh tỉnh, nhắc nhở con người nhớ về quá khứ, về những điều ân tình thủy chung.

=> Tổng kết: 3 khổ thơ hính là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa gợi nhắc cho người đọc một thái độ sống một đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà không ai được lãng quên - Uống nước nhớ nguồn.

c. Kết bài

- Khẳng định giá trị của ba khổ thơ cuối nói riêng và bài thơ nói chung.

- Tình cảm của em dành cho tác phẩm.

4. Đề thi vào 10 môn Văn Lạng Sơn 2023

PHẦN ĐỌC HIỂU (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Mỗi chúng ta đều có một hoàn cảnh khác nhau, một gia đình và môi trường sống khác nhau. Nếu bạn chưa có một giấc mơ của riêng mình, hãy dành thời gian cho bản thân để nghĩ về điều đó. Nếu bạn đang sống nhờ vào giấc mơ của người khác, dù là cha mẹ, ông bà, anh chị hay một ai đó trong đời, hãy biết rằng mình không nợ ai một giấc mơ. Cuộc đời quá ngắn ngủi. Tuổi xuân rất có hạn. Một ngày nào đó khi mỏi gối chồn chân, bạn sẽ ngồi đỗ hối hận vì đã sống nhờ vào giấc mơ người khác.

(Trích Mở cửa tương lai, Nguyễn Phi Vân, NXB Thế giới, 2022, tr.29.30)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm)

Theo tác giả, Nếu bạn chưa có một giấc mơ của riêng mình thì bạn hãy làm gì?

Câu 3. (1,0 điểm)

Em hiểu như thế nào về nội dung của những câu văn sau: Tuổi xuân rất có hạn. Một ngày nào đó khi mỏi gối chồn chân, bạn sẽ ngồi đó hối hận vì đã sống nhờ vào giấc mơ người khác.

PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về những việc em cần làm để thực hiện ước mơ của bản thân.

Câu 5. (5,0 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận trinh bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Thình lình đèn điện tắt

phỏng buyn-đình tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.156)

-HẾT-

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm