Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT chuyên ĐHSP Hà Nội 2024

Mời các bạn tham khảo Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2024 Chuyên Sư phạm Hà Nội do VnDoc sưu tầm và đăng tải sau đây. Tài liệu có đáp án đi kèm cho các em ôn luyện và thử sức trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay. Các em hãy thử tập trung làm bài hiểu rõ yêu cầu và thực hiện làm đề thi này trong 180 phút nhé.

1. Đề thi thử vào 10 môn Văn trường chuyên ĐHSP Hà Nội 2024

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Đề thi gồm có 02 trang

KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2024 - LẦN I

BÀI THI MÔN 1: Môn Văn chung

Dành cho tất cả thí sinh thi thử

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên:............

Số báo danh:........

Phần I: Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tử tế với bản thân

Đối xử tử tế với bản thân không phải lúc nào cũng dễ dàng như chúng ta tưởng. Hầu hết chúng ta đều khá hà khắc với chính mình. Bạn cử để ý những điều bạn thường nghĩ về bản thân trong một ngày bình thường xem. Bạn để lỡ chuyến xe, thế là tiếng nói chỉ trích trong bạn bắt đầu tuôn ra một tràng: “Mình thật là ngốc. Tại sao mình không ra khỏi nhà sớm hơn? ". Mỗi sáng trước khi ra khỏi nhà, bạn đứng trước gương sửa soạn, và bạn tự nhủ: “Sao mình béo phệ hốc hác/xấu xí/kỳ cục thế nhỉ!". Ngay cả những lúc ở cùng bạn bè và gia đình, bạn cũng có thể nghĩ: "Cô ấy/anh ấy không thật sự thích mình. Cũng tại mình tẻ nhạt quá". [...]

Có thể bạn thuộc nhóm người đã biết nói chuyện nhẹ nhàng với bản thân và yêu thương bản thân mình. Nếu đúng như vậy thì quả tốt, hãy tiếp tục phát huy. Nhưng nếu bạn cũng giống hầu hết mọi người, cũng là kẻ chỉ trích hà khắc nhất đối với bản thân, thì bạn cần ý thức và nỗ lực chấm dứt việc đó - trước là bằng cách lưu ý, sau là bằng cách thay đổi hành vi. Hãy thử nói chuyện với bản thân theo cách sau đây, bạn có thể nói thành tiếng nếu bạn tìm được một nơi phù hợp. Nếu bạn vừa trải qua một ngày tồi tệ, hãy nói: "Những chuyện xảy ra hôm nay thật tệ. Nhưng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, và mình xứng đáng với những điều tốt đẹp". Sau đó, hãy tặng cho mình một cái ôm ấm áp (tôi biết việc này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng bạn cứ thử đi). Hãy hiểu rằng điều bạn đang trải qua là hoàn toàn bình thường, bạn không hề đơn độc, và đôi khi cuộc sống không ngừng thử thách chúng ta. Hãy để ý và chấp nhận cả cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của mình, vì cảm xúc vẫn là một phần của con người chúng ta.

[....] Một người bạn từng trải đã nói với tôi sau khi tôi vừa trải qua một ngày khó khăn rằng: "Sự bất hạnh của cậu không giúp được gì cho thế giới đâu. Vì vậy, nếu có thể, hãy sống hạnh phúc". Nếu bạn biết cách tận dụng mọi cơ hội để đối xử tử tế với bản thân, tôi đoan chắc bạn sẽ hạnh phúc hơn. Sau đó, bạn sẽ lan tỏa sự tử tế đến với thế giới rộng lớn ngoài kia.

(Tử tế đáng giá bao nhiêu?, Bernadette Russell, Thanh Thảo dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2011)

Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả đã nêu ra những biểu hiện nào của việc chưa đối xử một cách từ tế với bản thân trong cuộc sống thường ngày?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định, nêu tác dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn 2.

Câu 4 (2.0 điểm): Theo em, chúng ta cần phải làm những điều gì để đối xử tử tế với bản thân? Hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu trình bày quan điểm của em về vấn đề trên.

Phần II: Làm văn (6.0 điểm)

Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết:

[...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đỏ – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.

Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, của khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh của từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cổ công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân nưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chai mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng rằng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tấn mẫn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghĩa rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chi biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cử nhớ lại đôi mắt của anh.

- Tôi sẽ mang về và trao tận tay cho cháu.

Tôi củi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng. Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.199–200)

Hãy phân tích đoạn trích trên để làm rõ vẻ đẹp của tỉnh phụ tử thiêng liêng.

--- HẾT-------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

2. Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn chuyên ĐHSP Hà Nội 2024

I. ĐỌC HIỂU

1 - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

2 - Những biểu hiện của việc chưa đối xử một cách tử tế với bản thân được tác giả chỉ ra:

+ Tự chỉ trích, dằn vặt bản thân khi để lỡ một chuyến xe.

+ Đứng trước gương hằng ngày và thấy mình trông thật “béo phệ/hốc hác/xấu xí/kì cục”.

+ Nghi ngờ bạn bè, gia đình “không thực sự thích mình” bởi “cũng tại mình tẻ nhạt quá”.

3 - Cấu trúc câu “Hãy…” được điệp lại 5 lần. (0.25 điểm)

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những cách thức để đối xử một cách tử tế với bản thân (0.5 điểm)

+ Tạo âm điệu giục giã, thôi thúc, thể hiện thái độ nhiệt tình, sự nhiệt huyết của tác giả, qua đó gia tăng khả năng thuyết phục người đọc đối xử tử tế với bản thân (0.25 điểm)

+ Tạo sự liên kết giữa các câu trong văn bản. (0.25 điểm)

4 a. Bảo đảm yêu cầu về hình thức đoạn văn: Cấu trúc và dung lượng theo quy định (0.25 điểm)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách thức để đối xử tử tế với bản thân. (0.25 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận: (1.0 điểm)

- Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập trung vào việc đề xuất những cách thức đối xử tử tế với bản thân.

- Học sinh có thể triển khai theo hướng:

+ Về thể chất:

• Chú ý hơn tới sức khỏe, sống một cách điều độ, thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

• Chấp nhận cơ thể mình, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn phi thực tế về cái đẹp.

+ Về tinh thần:

• Biết cách cân bằng giữa học tập, công việc và cuộc sống, qua đó làm giảm căng thẳng, giảm thiểu nguy cơ mắc các rối loạn tâm lí; cởi bỏ các mối quan hệ đem lại cho bản thân sự khổ đau, phiền muộn; tránh tiếp xúc với các loại văn hóa phẩm độc hại để bảo vệ sự ổn định trong tinh thần.

• Biết lắng nghe tâm hồn mình, tìm kiếm sự giúp đỡ, sự sẻ chia khi có bất kì vấn đề tâm lí nào. Dành nhiều thời gian hơn bên những người thân yêu.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp (0.25 điểm)

- Bảo đảm chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo (0.25 điểm)

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận.

- Có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.

II.LÀM VĂN

Phân tích đoạn trích trong “Chiếc lược ngà” để làm rõ vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Đảm bảo đầy đủ các phần của một bài văn nghị luận văn học: Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích đoạn trích để làm rõ vẻ đẹp của tình phụ tử.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giới thiệu chung:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

2. Phân tích đoạn trích:

2.1. Khái quát nội dung các sự kiện trước: (0.5 điểm)

- Cuộc gặp gỡ đầy éo le, xúc động của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách.

2.2. Phân tích đoạn trích: (3.5 điểm)

2.2.1. Quá trình làm chiếc lược ngà của người cha:

- Khi tìm được khúc ngà: ông Sáu hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe-> niềm vui tràn đầy trên khuôn mặt (mặt hớn hở như một đứa trẻ được quà), trong dáng vẻ của ông. Đó là niềm vui khi sắp thực hiện được lời hứa với con- nỗi niềm đau đáu của người cha từ khi quay trở lại chiến trường.

- Quá trình làm ra chiếc lược ngà: được nhà văn miêu tả một cách cụ thể:

+ các chi tiết: ông Sáu làm một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ; cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ; một ngày, cưa một vài răng; gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ-> hướng tới làm nổi bật tâm huyết của ông Sáu với công việc mà mình đang làm. Bao nhiêu tình yêu thương, nỗi nhớ nhung của người cha dành cho đứa con gái bé bỏng của mình đều được dồn vào quá trình tạo ra chiếc lược ấy.

+ cây lược ngà với chiều dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, chỉ có một hàng răng thưa cùng hàng chữ trên sống lưng “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” đã trở thành biểu tượng cao đẹp của tình cha con. Cây lược nhỏ nhé, dành cho con nhưng đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của người cha, xoa dịu nỗi ăn năn vì đánh con, khỏa lấp nỗi nhớ nhung con đến da diết, cháy bỏng. Trong những giây phút người cha “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”, có cảm giác khoảng cách địa lí giữa ông Sáu và bé Thu đã không còn nữa, 2 cha con đã trở nên thật gần và trên khuôn mặt người cha ngời lên niềm hạnh phúc khôn tả khi đã hoàn thành tâm nguyện.

=> một chiếc lược tinh xảo đã được làm ra nơi chiến trường thiếu thốn, khốc liệt; một tuyệt tác đầu tiên và cũng là cuối cùng được tạo nên bởi tình yêu của một người cha- một người nghệ sĩ.

2.2.2. Khoảnh khắc lúc ông Sáu hi sinh:

- Tình cảnh trớ trêu của ông Sáu: cây lược chưa kịp đến tay con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của địch.

- Trong những giây phút cuối cùng:

+ Ông Sáu dồn hết sức- sức mạnh của tình yêu thương, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho người đồng đội=> dù chỉ còn chút hơi tàn, người cha vẫn nhớ đến con, đến lời hứa với con.

+ Ánh mắt của người cha: “nhìn tôi hồi lâu”, chỉ nhắm lại khi nghe được lời hứa của đồng đội sẽ mang lược về trao tận tay cho con gái đầy ám ảnh, xúc động. Trong ánh mắt ấy, phải chăng có nỗi đau khi không thể trở về, có sự gửi gắm, cậy nhờ tha thiết của người cha với lời hứa chưa thể hoàn thành.

2.2.3. Nhận xét:

- Đoạn trích đã làm nổi bật tình cảm của ông Sáu dành cho con. Ở trong những hoàn cảnh éo le nhất, tình thương của ông càng trở nên nổi bật, gây xúc động sâu sắc đến tâm hồn người đọc.

- Hình ảnh chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng cho tình cảm cha con bất tử, vượt qua những cách ngăn.

3. Đánh giá chung:

3.1. Nội dung:

- Đoạn trích góp phần hoàn thiện, làm nổi bật chân dung người cha với tình yêu thương con sâu sắc.

- Nhà văn ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh éo le, đầy đau thương của chiến tranh.

3.2. Nghệ thuật:

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất, bác Ba là người chứng kiến và kể lại câu chuyện. Nhờ vậy, tình thương con tha thiết của ông Sáu được thể hiện chân thực, ám ảnh.

- Tình huống truyện đầy éo le, trớ trêu khiến cho tình cảm của nhân vật càng hiện lên sắc nét.

- Ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi, tái hiện chân thực hình ảnh người cha với tình yêu thương con sâu sắc.

d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

Không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả

Đánh giá bài viết
1 28
Sắp xếp theo

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm