Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Bình 2024

Sáng 4/6, các thí sinh tỉnh Quảng Bình sẽ bước vào buổi thi thứ nhất với môn Ngữ văn trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024. VnDoc sẽ cập nhật đề thi và đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Bình ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài. Mời các bạn theo dõi.

1. Đáp án đề thi vào lớp 10 Văn Quảng Bình 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2.

Ta học được: kiên trì, nhẫn nại và lòng dũng cảm.

Câu 3.

Phép liên kết lặp: Nhân là

Tác dụng: nhằm nhấn mạnh “nhân” có rất nhiều ý nghĩa từ đó thể hiện sự sâu sắc của tiếng Việt.

Câu 4.

Dựa vào bài đọc hiểu học sinh tự rút ra cho mình bài học phù hợp.

Gợi ý: Phải luôn kiên trì, nhẫn nại, ...

II. LÀM VĂN

Câu 1

* Nêu vấn đề: Ý nghĩa của những cống hiến trong cuộc sống.

* Bàn luận:

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:

- Cống hiến: Là sự hi sinh, đóng góp một cách âm thầm không khoa trương, không để nhiều người biết.

- Ý nghĩa của sự cống hiến:

+ Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Người sống cống hiến sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao, từ đó làm cho cuộc sống của mình ngày càng phát triển theo hướng tốt hơn.

* Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động.

- Liên hệ bản thân.

Học sinh chú ý đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho mỗi luận điểm của mình.

Câu 2

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

2. Phân tích

- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.

=> Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm phong tục

+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn.

+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.

=> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.

+ Ẩn dụ “đá”, “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.

+ So sánh “như sông”, “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.

+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.

=> Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:

+ “Thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.

+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

3. Tổng kết

- Nội dung:

+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Từng lời dặn dò, khuyên nhủ để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.

+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người đồng mình của tác giả.

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

2. Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Bình 2024

Lịch thi vào lớp 10 Quảng Bình năm 2024

Thong tin tuyen sinh vao lop 10 Quang Binh nam 2024

3. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Bình 2023

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ: Lục bát

Câu 2. Các từ láy có trong đoạn trích: ngẩn ngơ, líu ríu

Câu 3. 

Tác dụng của các biện phá tu từ nhân hóa:

  • Tăng sức gợi hình, gợi tử cho cảnh vật, giúp hình ảnh được miêu tả sinh động như con người => Thổi hồn vào thiên nhiên.
  • Qua câu thơ cũng cho thấy sự tinh tế, óc quan sát tưởng tượng phong phú của tác giả, từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết.

Câu 4. Học sinh tự đưa ra nhận xét của bản thân

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu quê hương.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Bàn luận vấn đề

a. Giải thích

Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

Ý nghĩa của tình yêu quê hương đất nước:

- Là một tình yêu lớn lao, giúp cộng đồng gắn kết, hòa nhập với nhau. Cũng từ đó, loại bỏ những ích kỉ của bản thân, giúp cho những giá trị đạo lý truyền thống của dân tộc ngày càng vững, giúp cho đất nước ngày càng phát triển, hưng thịnh.

- Tình yêu quê hương đất nước là một tình yêu lớn lao, và cũng là một ý tưởng lớn lao. Tình yêu quê hương đất nước không chỉ lớn lao mà còn vô cùng ý nghĩa, tình yêu ấy chính là yêu lấy chính những gì thuộc về quê hương mình, dù xấu dù đẹp, và đặc biệt nếu không có tình yêu quê hương đất nước thì không có ai sẵn sàng đứng lên hy sinh tính mạng (ví dụ như những người lính can đảm và dũng cảm).

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

e. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết thúc vấn đề

Khái quát lại vấn đề nghị luận; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ.

+ Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất.

II. Thân bài

a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

- Có tư tưởng tốt đẹp.

- Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

- Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

* Người phụ nữ thủy chung

- Khi chồng ở nhà

- Khi tiễn chồng ra trận

- Những ngày tháng xa chồng

- Khi bị nghi oan

- Khi sống dưới thủy cung

* Người con dâu hiếu thảo

- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

- Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

b) Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương

- Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết.

- Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng chồng vẫn không nghe còn mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi.

- Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức của mình.

c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

* Nhận xét về nghệ thuật

- Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật...

- Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay

III. Kết bài:

- Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn

- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.

4. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Bình 2023

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Phong Nha máy kết ngẩn ngơ
Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi
Sông Son dài lụa ngang trời
Bay qua vạn thuở, xa vời muôn sau
Không gian ai tạc nên lầu
Thời gian ai bắc nhịp cầu tinh khôi
Hoa quên tàn, lá quên rơi
Cung sương từng giọt đàn trôi lòng hồ

(Trích Động Phong Nha, Hoàng Vũ Thuật, theo Tài liệu GD địa phương lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra các từ láy có trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau:

Phong Nha mây kết ngẩn ngơ
Chim kêu líu ríu, nắng lùa gương soi

Nhận xét ngắn gọn về tình cảm, thái độ của tác giả đối với cảnh đẹp quê hương được thể hiện qua đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu quê hương.

Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

-Hết-

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Quảng Bình năm 2023

5. Đáp án Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Bình 2022

I. Đọc hiểu

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận:

Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời là gì?

Trả lời: Theo đoạn trích, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng được bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn “Cuộc sống thăng trầm như bản hòa ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

- Biện pháp so sánh giúp tăng khả năng biểu đạt của đoạn trích.

- Biện pháp góp phần tái hiện bản chất của cuộc sống, giúp tác giả dễ dàng lý giải về tính chất của cuộc sống.

Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp cuộc sống nào từ đoạn trích có ý nghĩa đối với em? Vì sao?

Trả lời:

Tự rút ra thông điệp mà em nghĩ là ý nghĩa. Lý giải hợp lý.

Gợi ý: Thông điệp có ý nghĩa về cuộc sống - Trong cuộc sống ta luôn phải đối diện với những sai lầm thất bại, điều quan trọng là chúng ta phải biết biến thất bại thành đòn bẩy để hướng tới thành công.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống

Bàn luận:

- Giải thích:Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình.

- Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống

+ Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.

+ Tự tin giúp ta có những lợi thế gì tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó.

+ Trong cuộc sống cũng như trong học tập, tự tin đóng vai trò không thể thiếu nó là nhân tố có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng có thể nó chưa được bộc lộ ra ngoài một cách cần thiết.

- Dẫn chứng: Trong cuộc sống (mạnh dạn, tự tin trong các việc làm hàng ngày như sáng tạo những gì xã hội chưa có…, trong học tập (tự tin, mạnh dạn trong việc giải quyết các câu hỏi khó do thầy cô đưa ra, lên bảng làm bài, phát biểu…)

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề: Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.

Câu 2.

a) Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Viếng lăng Bác và hai khổ thơ.

b) Thân bài:

*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

*Phân tích nội dung bài thơ Viếng lăng Bác

Luận điểm 1: Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác

- Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đau thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cách xưng hô “Con - Bác” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi.

+ Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cũng là cách nói thân tình diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả.

=> Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác.

- Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa:

"Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát"

+ Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc.

+ Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung, kiên cường bất khuất và sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.

+ Từ “Ôi” cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào về phẩm chất ngay thẳng, mạnh mẽ của dân tộc ta.

Luận điểm 2: Cảm xúc của tác giả nhìn dòng người vào lăng viếng Bác

- Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:

+ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng": Mặt trời tự nhiên, là nguồn sáng cho trái đất.

+ "Mặt trời trong lăng rất đỏ": hình ảnh ẩn dụ, đây chính là mặt trời soi sáng cho dân tộc Việt Nam sưởi ấm tim người dân Việt Nam, mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc.

- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng.

- Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

+ Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" thể hiện sự tôn kính thiêng liêng, sự ngưỡng mộ chân thành của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác.

+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.

-> Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác.

c) Kết bài. Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác.

6. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Bình 2022

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Quảng Bình 2022

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm